Thực hư thông tin trẻ dùng sữa tắm thường xuyên sẽ dậy thì sớm
Sau vụ thương hiệu mỹ phẩm khá nổi tiếng ở nước ngoài bị tố sản phẩm có chứa chất gây ung thư và đẩy nhanh quá trình dậy thì ở trẻ, mặc dù hãng này đã đưa ra bằng chứng các thành phần có trong sản phẩm đều ở giới hạn cho phép, nhưng vẫn làm dấy lên mối lo của các bậc phụ huynh về sự thực ẩn sau vẻ ngoài “thân thiện” của các chai sữa tắm. Những cha mẹ Việt cũng không nằm ngoài những mối lo này.
Để làm rõ vấn đề này, báo Gia đình và Xã hội đã có buổi làm việc với Bác sĩ Nguyễn Lê Hiếu – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Ông Lê Hiếu khẳng định, cho đến nay, tại Việt Nam vẫn chưa có công trình nghiên cứu hoặc tài liệu nào đã qua kiểm chứng về việc trẻ sử dụng nhiều sữa tắm sẽ dậy thì sớm, cho nên các bà mẹ vẫn có thể yên tâm dùng sữa tắm cho trẻ.
Tuy nhiên, BS Hiếu cũng chia sẻ về tình trạng hiện nay nhiều bà mẹ lạm dụng mỹ phẩm trong việc chăm sóc con, từ sữa tắm, phấn rôm cho tới kem dưỡng da, thậm chí có bà mẹ cho con sử dụng cả son, phấn. Điều này không tốt đối với trẻ bởi nếu sử dụng mỹ phẩm không đúng sẽ gây ra tác hại khôn lường.
[mecloud]E314fouMGK[/mecloud]
Ông Hiếu phân tích, về bản chất, nhiều sản phẩm sữa tắm mặc dù được quảng cáo chiết xuất từ thiên nhiên, song tất cả đều có những thành phần chính giống nhau là: Nước, các thành phần hóa học như chất tẩy (nồng độ nhiều hay ít tùy mỗi sản phẩm và đối tượng sử dụng), chất tạo bọt, tạo mùi, dầu khoáng, chất bảo quản…
Làn da của trẻ rất non nớt, nhạy cảm nên nếu bố mẹ sử dụng cho con quá sớm và thường xuyên thì những chất hóa học này thẩm thấu vào da, có thể gây dị ứng, viêm da cho trẻ.
“Đặc biệt, với những sản phẩm kém chất lượng, giá rẻ, nguồn gốc không rõ ràng, rất nhiều khả năng trong đó bị lẫn các tạp chất như methanol, aldehyde... có thể gây kích thích, tổn thương đường hô hấp khi hít vào, về lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt cho xoang mũi của bé.
Mồ hôi của trẻ em không có nhiều chất bã nhờn. Dù mồ hôi rất nhiều nhưng cơ thể bé không bị chua, hôi như người lớn”.
Bác sĩ Lê Hiếu khuyên, mẹ chỉ cần tắm rửa sạch sẽ cho bé bằng nước ấm, có thể vắt vào chậu nước tắm 1-2 quả chanh để da bé thêm sạch, cho trẻ mặc đồ thoáng mát là ổn. Không nên cho con tắm thường xuyên bằng xà phòng hay sữa tắm. Một tuần chỉ nên sử dụng sản phẩm này cho bé 2- 3 lần là đủ.
Vì thế, khi tắm cho bé, cha mẹ không nên lạm dụng sữa tắm, xà phòng. Đặc biệt, khi trẻ mắc một số bệnh ngoài da thì lại cần hạn chế sử dụng hơn.
Trước đó, các chuyên gia chăm sóc trẻ em cũng cho rằng tắm cho trẻ bằng xà phòng sẽ khiến trẻ gặp nhiều các vấn đề về da và làm gia tăng nguy cơ bị eczema. Trong thực tế, nếu tắm bằng xà phòng thường xuyên, em bé nhà bạn có nguy cơ gặp các vấn đề về da nhạy cảm gấp 2 lần so với những em bé không tắm bằng xà phòng.
Lạm dụng xà phòng và các sản phẩm chăm sóc da khác khi tắm cho trẻ chính là những thủ phạm gây phiền hà cho làn da của bé. Bởi vì làn da của em bé mỏng hơn gấp 5 lần so với làn da của người lớn vì thế những hóa chất có trong xà phòng hoặc các sản phẩm chăm sóc da có thể làm da trẻ trở nên khô hơn và dễ gây kích ứng da bé. Do đó, bạn không nên dùng xà phòng để tắm cho một em bé.
Bên cạnh đó, còn một lý do khác nữa đó là trước khi em bé bắt đầu ăn thức ăn rắn, da của bé thực sự sẽ không tiết ra mồ hôi dầu với mùi mồ hôi giống như người lớn. Vì thế làn da của bé cũng không bị bẩn và sẽ không cần tắm nhiều cũng như sử dụng xà phòng khi tắm như người lớn.
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video xem nhiêu nhất:
[mecloud]llUFjcV0Fe[/mecloud]
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua