Dòng sự kiện:

Tim thai phát triển "thần kỳ" ở tuần thứ bao nhiêu?

02:00 13/10/2015
Nhịp đập nghe được càng to và dễ dàng chứng tỏ thai nhi đang rất khỏe mạnh và phát triển bình thường.
 

 [mecloud]oV6WoUjcgY[/mecloud]

Tim thai là điều kỳ diệu mà mẹ muốn nghe, để từ đó hiểu rằng một mầm sống mới đang hình thành trong cơ thể của mẹ, đó là đứa con yêu mà mẹ mong chờ. Và thường tiếng tim thai được nghe rõ ở tuần thai thứ 6, nhưng tim thai hình thành và phát triển như thế nào để đến thời điểm đó mẹ có thể nghe được tiếng tim thai?

Sự hình thành tim thai


Ngay từ ngày thứ 16, phôi thai xuất hiện hai mạch máu tạo thành hai ống dẫn của tim. Mặc dù lúc này hình dáng của tim thai vẫn chưa hình thành, nhưng nó cũng đã bắt đầu đập do những hoạt động co bóp và làm theo đúng chức năng của một quả tim thực thụ.

Đến cuối tháng thứ nhất, phôi thai dài thêm khoảng 1 cm, tim của thai nhi cũng đi vào quá trình hoàn thiện hơn mặc dù thai nhi chưa có ngũ tạng và chân tay.

Đến tuần thai thứ 5 (nếu tính từ thời điểm thụ thai thì thai nhi của bạn được 3 tuần tuổi), chiều dài của phôi thai chỉ khoảng 1,25mm. Phôi đã hình thành rất nhiều tế bào. Cuối tuần thứ 5 này, phôi bắt đầu có hình hài, ống thần kinh chạy dọc suốt chiều dài của phôi. Phần này về sau sẽ thành cột sống và não của bé. Phần trên của ống thần kinh đã bắt đầu phẳng ra và sau này sẽ tạo nên phần mặt trước của não. Một hạt nhỏ ở giữa phôi sẽ sớm phát triển thành trái tim của con bạn – đây là dấu mốc quan trọng vì thai nhi có tim thai là sự trỗi dậy sức sống mạnh mẽ!

Tim thai phát triển và hoàn thiện


Đến tuần thứ 7, tim lớn dần lên trong cơ thể thai nhi và bắt đầu phân chia thành hai buồng tim: trái và phải. Tim thai bắt đầu đập nhẹ và hoàn thiện nhanh chóng hơn khi thai nhi ở tuần thai thứ 11.

Khoảng tuần thứ 12, tim thai của bé gần như đã hoàn thiện. Ở tuần thai thứ 14, tim thai đập rõ ràng hơn.

Đặc biệt ở tuần thai thứ 16, tim của thai nhi đã có thể bơm máu với lượng khoảng 24 lít/ngày và số lượng này sẽ tiếp tục tăng cùng với sự phát triển của bé. Lúc này, tim đã hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và đảm nhiệm chức năng của mình.
Từ các tuần thai tiếp theo cho đến lúc bé chào đời, tim của thai nhi tiếp tục lớn hơn về kích thước, khối lượng. Bình thường tim thai đập từ 120 – 160 lần /phút, nhưng khi “bé” cựa quậy nhiều thì tim có thể đập nhanh đến 180 lần/phút, nhưng nó vẫn ở trạng thái bình thường. Theo khảo sát của các nhà khoa học thì tim của thai nhi mang giới tính nữ sẽ đập nhanh hơn tim của bé mang giới tính nam.

Mẹ có thể nghe được tim thai vào…?


Ngay từ tuần thứ 6-7 thai kỳ, bằng phương tiện siêu âm hiện đại, bác sĩ đã có thể giúp các mẹ bầu nghe được tim thai của con yêu. Lúc này, bác sĩ sẽ đặt máy nghe trên bụng bạn, nơi được phỏng đoán là tim thai. Thời điểm này sẽ các mẹ sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì lần đầu tiên được nghe thấy nhịp sống của con yêu trong cơ thể mình. Vì vậy, bạn đừng quên đưa chồng đi cùng vào phòng khám thai để tận hưởng giây phút hạnh phúc này nhé!

Tuy nhiên, trong nhiều trường bạn có thể nghe thấy tim thai muộn hơn vào khoảng tuần thứ 8-10 của thai kỳ.

Đến tuần thứ 20 trở đi thì tim thai đã đập mạnh mẽ và lúc này bạn chỉ cần dùng tai nghe bình thường là có thể nghe thấy được. Người bố có thể chỉ cần cuộn một tờ giấy cứng đặt tai áp sát vào đó là đặt lên bụng bầu cũng có thể nghe được nhịp tim của con yêu. Nhịp đập nghe được càng to và dễ dàng chứng tỏ thai nhi đang rất khỏe mạnh và phát triển bình thường.

 

 

TUỆ ANH (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam