Tình trạng hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh phát hiện thế nào?
Cách phát hiện tình trạng hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh
Giống như người lớn, tình trạng hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng xảy ra khi lượng đường trong máu của bé thấp hơn mức bình thường. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến não của bé. Tuy nhiên, hầu hết các mẹ đều không để ý hoặc lơ là với tình trạng hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh.
Hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh là tình trạng nguy hiểm, cần được phát hiện kịp thời.
Ở trẻ sơ sinh các dấu hiệu hạ đường huyết thường không rõ rệt và không đặc hiệu. Hầu hết các triệu chứng của bệnh xuất hiện trong vòng từ 3-48 giờ sau khi sinh.
Dấu hiệu đầu tiên của hạ đường huyết là trẻ run lên nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn, thân nhiệt giảm xuống nhanh da dẻ nhợt nhạt, lạnh có thể tím tái, giảm trương lực cơ toàn thân.
Ở trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết còn các biểu hiện nghiêm trọng như: nhịp thở nhanh, thở gấp, mạnh. Đôi khi trẻ cũng có thể bị ngừng thở trong khoảng một thời gian ngắn. Trường hợp bệnh nặng trẻ có thể bị co giật mạnh rồi chìm vào trạng thá vô ý thức, hôm mê li bì…Ở bệnh viện, thường có thể xác định trẻ có mắc bệnh hạ đường huyết hay không phải nhờ sự hỗ trợ chẩn đoán của các phương tiện máy móc hiện đại.
Ngoài ra, hạ đường huyết còn xuất huyết các triệu chứng về tiêu hóa như đau bụng, nôn, đói cồn cào vẫn tiếp tục làm trẻ vật vã khó chịu.
Biến chứng của bệnh hạ đường huyết
Cha mẹ cần biết cách sơ cứu hạ đường huyết cho con để hạn chế những hậu quả xấu có thể xảy ra
Hạ đường huyết có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như dẫn đến bệnh đái tháo đường, gây hôn mê, chết não và có thể tử vong cho bệnh nhân. Sau cơn bệnh, đường huyết thường không ổn định do có sự thay đổi liều thuốc và chế độ ăn. Do vậy, sau khi gặp vấn đề này, trẻ cần được theo dõi bởi các bác sĩ nội tiết để điều chỉnh liều thuốc và chế độ ăn phù hợp, tránh các biến chứng lâu dài về sau.
Đối với trẻ sơ sinh, nếu không được điều trị tức thời, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Đặc biệt có thể gây tổn thương não của trẻ nếu để tình trạng này kéo dài. Tai biến này thường xảy ra trong những ngày đầu sau đẻ và thường hay gặp với những trẻ sinh thiếu tháng, nhẹ cân dưới 2.500g.
Nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi trung ương cho thấy, có tới 41% trẻ đẻ thấp cân bị hạ đường huyết. Nó có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tâm thần kinh của trẻ sau này. Vì vậy, cần có những chuẩn đoán cụ thể để phát hiện và điều trị tốt nhất có thể.
Theo Gia đình Việt Nam
- Cho trẻ sơ sinh ngủ chung giường, cha mẹ cần lưu ý những gì?
- Dấu hiệu stress ở trẻ sơ sinh và cách khắc phục
- Cho trẻ sơ sinh ngủ chung giường, cha mẹ cần lưu ý những gì?
- Những bản năng của trẻ sơ sinh khiến mẹ kinh ngạc
- Phát hiện đường dây mua bán trẻ sơ sinh qua biên giới
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua