Dòng sự kiện:

"Tôi đang mang bầu bị chứng khó tiêu, phải làm sao?"

16:59 28/11/2015
Thời kì bà bầu mang thai là thời kì vô cùng khó khăn đối với các chị em. Đây là giai đoạn bà mẹ phải chịu nhiều áp lực, rồi phải chăm sóc sức khỏe cẩn trọng, kiêng dè đồng thời cũng là giai đoạn mẹ phải chịu nhiều những triệu chứng khó chịu gọi làm ốm nghén.

 

 

 

 [mecloud]Vofz2VyTqt[/mecloud]

Tình trạng sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của bà mẹ trong giai đoạn này hết sức quan trọng. Dường như trong quá trình mang thai bà mẹ khó tránh khỏi triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, táo bón, các bệnh về đường tiêu hóa. Vậy có cách phòng ngừa và cách chữa trị chứng đầy bụng khó tiêu ở bà bầu mang thai an toàn và hiệu quả nhanh không?

Nguyên nhân

Trong suốt quá trình mang thai, cơ thể bạn sẽ sản sinh ra nhiều loại hormone có tác dụng làm mềm cơ dạ dày (khiến quá trình tiêu hóa thức ăn kém đi); đồng thời, nó cũng khiến tình trạng dư axit xuất hiện, gây nên chứng ợ nóng và khó tiêu.

Tình trạng ăn uống khó tiêu ở mẹ còn là kết quả khi bào thai phát triển, gây áp lực lên dạ dày mẹ; do mẹ ăn quá nhiều hoặc ăn quá nhanh; sử dụng thức ăn, đồ uống ăn uống khó tiêu hoặc do tâm lý căng thẳng.

Giải pháp

Chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt

- Kiểm tra thức ăn. Cách đơn giản nhất để tránh đầy bụng là bạn nên nói “không” với cafe, nước hoa quả đóng hộp, nước ngọt, thức ăn nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ… Bạn cũng nên tránh rượu vì nó làm tăng tiết dịch vị dạ dày, khiến quá trình tiêu hóa thức ăn khó khăn hơn.

- Nhai kẹo dẻo vị đu đủ. Loại kẹo này chứa những enzym hỗ trợ hệ tiêu hóa một cách tự nhiên.

- Tránh xa khói thuốc lá. Khói thuốc lá gây đảo lộn dịch vị dạ dày nên khiến bạn có cảm giác đầy bụng ngay khi ăn.

- Ăn 6 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa lớn, nên ăn chậm, nhai kỹ. Điều này khiến dạ dày của bạn không bị quá tải và tránh được tình trạng “chậm tiêu”. Cũng không nên vừa ăn vừa uống nước; thay vào đó, bạn nên uống nước trong khoảng thời gian giữa các bữa ăn.

- Tránh các thực phẩm quá nhiều dầu mỡ, thức ăn khó tiêu hóa, những thức uống có gas, độ cồn cao như rượu, bia, cà phê, trà đắng…

- Khoảng 1 giờ đồng hồ sau khi ăn, bạn nên đi dạo bộ. Đi bộ có tác dụng tăng cường khả năng tiêu hóa thức ăn của dạ dày. Đợi khoảng 2-3 giờ đồng hồ sau khi ăn, bạn mới nên đi nằm.

- Bên cạnh việc ăn uống và nghỉ ngơi hợp lí ra, bà bầu mang thai cần chú ý tới tư thế ngủ của mình. Nên kê gối cao khi ngủ để giảm bớt sự khó chịu của đầy hơi khó tiêu. Và tuyệt đối không nên nằm liền khi mới ăn xong, nên đi bộ, đi dạo cùng ông xã để việc tiêu hóa dễ dàng cũng như giúp việc sinh nỡ sau này diễn ra dễ dàng hơn.

Thực phẩm trị chứng khó tiêu

1. Sữa chua

Tuy sữa dễ gây đầy hơi nhưng sữa chua lại tốt cho đường ruột do chứa vi khuẩn lactobacillus, giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại gây đầy hơi.

2. Nước chanh và gừng

Những gì bạn cần là hai thìa nước cốt chanh và gừng, mật ong. Pha chúng trong một cốc nước ấm. Uống nó sau mỗi bữa ăn “quá đà” để hỗ trợ tiêu hóa.

3. Dứa

Dứa có chứa bromelain và đây là một loại enzyme có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, giảm bớt hơi bị ứ đọng và di ngược lên thực quản, từ đó giảm cảm giác bị đầy bụng. Những người bị bệnh thận không nên ăn dứa vì trong dứa giàu bromelain, sẽ làm hòa tan hemaleucin và casein ở thận, làm suy giảm chức năng của thận.  

4. Nước chanh nóng

Nếu bạn biết trước mình thường gặp triệu chứng khó tiêu, bạn có thể chuẩn bị đồ uống này trước khi ăn. Pha một muỗng nước cốt canh vào ly nước ấm và uống trước bữa ăn sẽ ngăn ngừa chứng đầy bụng vì chanh hỗ trợ thêm axit cho dạ dày. Ngoài ra, chanh còn giúp chống lại vi khuẩn trong thức ăn.

5. Nước đá

Các bác sĩ khuyến cáo bạn nên chườm túi nước đá lên bụng ít nhất nửa giờ sau bữa ăn để giảm đau cho dạ dày. Bạn cũng có thể thư giãn bằng cách tắm lạnh hoặc đi vào phòng tắm nóng lạnh để cho dạ dày được thư giãn.

6. Táo

Táo không những trị tiêu chảy, mà còn giúp nhuận tràng. Trong táo có chứa các chất như axit tannic, bazơ hữu cơ… có tác dụng giảm tiết dịch. Ngoài ra, pectin trong táo có thể hấp thụ độc tố. Đối với chứng tiêu chảy nhẹ đơn thuần, ăn táo có thể ngừa tiêu chảy. Trong táo còn chứa cellulose có thể kích thích nhu động ruột, thúc đẩy đại tiện và giúp nhuận tràng.

 

7. Đu đủ

Trong đu đủ có chứa papain, một loại enzyme tiêu hóa có chức năng phá vỡ thức ăn và tiêu hóa hết protein, giải phóng khí và hơi trong bụng. Từ đó, thức ăn được chuyển hóa hết và không gây đầy bụng. Tuy nhiên, những người bị viêm loét dạ dày hoặc các bệnh dạ dày khác nên tránh ăn đủ đủ vì nó có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.

8. Chuối

Trong quá trình ăn uống, những thức ăn mặn sẽ khiến cho bụng bạn chướng lên, đầy hơi và rất khó chịu. Lúc này, một quả chuối sẽ giúp bạn tiêu hóa tốt những gì đã dung nạp vào trước đó. Ngoài ra, việc ăn chuối còn giúp cơ thể bạn tạo ra một lượng natri có thể làm giảm thiểu xu hướng chướng bụng, đầy hơi.

9. Dưa chuột

Dưa chuột có chứa chất xơ, hơn nữa hàm lượng nước trong dưa chuột cao, rất tốt cho sức khỏe của bạn. Khi bạn bị đầy bụng, khó tiêu, loại thực phẩm nhiều nước như dưa chuột sẽ giúp dạ dày của bạn dễ chịu hơn.

 Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Clip hot:

[mecloud]TqA1B7m3m2[/mecloud]