Dòng sự kiện:

Tôi mắc huyết áp cao có ảnh hưởng đến thai nhi không?

21:21 19/01/2016
Đừng uống thuốc tăng huyết áp mà không tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu bạn đang mang thai!
 

 

 

Gần 6 phần trăm phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp hoặc có tiền sử bệnh này từ trước khi mang thai. Khi một người phụ nữ được chẩn đoán sẽ mắc chứng tăng huyết áp trong khi mang thai, bởi do thai kỳ nên việc này là chuyện bình thường. Tuy nhiên trong quá trình mang thai, thường xuyên uống thuốc chống tăng huyết áp là điều không nên.


Các chuyên gia sản khoa cho rằng, tốt nhất là bạn nên thông báo cho bác sĩ biết tình trạng cao huyết áp từ trước khi mang thai để thay đổi loại thuốc phù hợp. Tương tự như vậy, nếu bạn đang bị tăng huyết áp trong thai kỳ, bác sĩ cũng sẽ kê toa thuốc phù hợp cho bạn và bé. 


Ngoài ra, các bác sĩ theo dõi huyết áp (HA) thường xuyên. Nếu người phụ nữ tăng huyết áp, sau đó sẽ được kiểm tra bất thường mỗi tuần 1 lần, từ bốn tuần đến 28 tuần và sau đó tần suất giám sát được tăng lên.Từ 28 đến 36 tuần, các cuộc theo dõi dược diễn ra 2 tuần/ 1 lần và sau đó bạn sẽ được kiểm tra mỗi tuần 1 lần đến 40 tuần.

Nếu bạn đã được theo dõi ở nhà và nhận ra rằng huyết áp của bạn đã vọt lên 140/90 mm ​​/ Hg, bạn phải đi khám bác sĩ ngay lập tức. 


Một dấu hiệu khác là sưng chân hoặc giữ nước. Nhiều phụ nữ nghĩ sưng chân là phổ biến trong thai kỳ và có xu hướng bỏ qua nó, nhưng khi triệu chứng sưng không mất đi sau khi nghỉ ngơi đầy đủ, bạn phải đi khám bác sĩ ngay.Các dấu hiệu khác của tăng huyết áp thai kỳ bao gồm đau đầu, ợ nóng, mờ mắt, sung tay.

Theo các chuyên gia, kiểm soát lượng muối ăn của bạn là vấn đề quan trọng nhất và cách tốt nhất để ​​ngăn ngừa huyết áp của bạn.


Việc thứ hai là bạn cần phải nghỉ ngơi đầy đủ và kiểm tra huyết áp thường xuyên. Bạn cũng phải uống thuốc vào đúng thời điểm và không bỏ qua chúng.

 

 

TUỆ ANH (Theo Thehealthsite)

Nguồn: Gia đình Việt Nam