TP.HCM sẽ có phố đi bộ với dịch vụ 'four free' đầu tiên ở Việt Nam
Chiều 8/6, Phó giám đốc Sở Du lịch TP.HCM Lã Quốc Khánh thông tin ngày 15/7, tới đây, phố Tây Bùi Viện chính thức trở thành phố đi bộ.
Ông cho biết, Sở đang phối hợp với quận 1 chuẩn bị các công tác, tuyên truyền và bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng cho người dân trong khu vực trước khi khai trương.
Phó chủ tịch UBND quận 1 Nguyễn Thị Thu Hường cho hay, quận cũng đang cho lát đá granite vỉa hè dài 1.400 m để tăng tính mỹ quan, tổng mức đầu tư hơn 10 tỷ đồng.
Tuy nhiên, lãnh đạo quận 1 cho rằng công tác lát đá granite đang gặp khó do chỉ thi công vào ban đêm, ban ngày phải trả lại mặt bằng để người dân kinh doanh.
Ngoài ra, bà Hường cho biết tổng kinh phí đầu tư cho phố đi bộ Bùi Viện (2 cổng chào, an ninh, vệ sinh, trụ phát wifi…) khoảng hơn 12,7 tỷ đồng một năm.
Phối cảnh phố đi bộ Bùi Viện sắp khai trương ở TP.HCM
Sau khi khai trương, phố đi bộ Bùi Viện sẽ có sân khấu nhạc dân tộc và sân khấu nhạc quốc tế. Thời gian biểu diễn vào tối thứ 7 và chủ nhật hàng tuần từ 19h đến 2h sáng hôm sau để phục vụ du khách.
Toàn tuyến phố được lắp camera an ninh và có lực lượng tuần tra bảo đảm an ninh. Các hộ kinh doanh được mua bán trên vỉa hè. Du khách khi đến phố đi bộ Bùi Viện sẽ được hưởng "four free" (4 miễn phí) gồm nhà vệ sinh; wifi; cung cấp thông tin, hỗ trợ du khách miễn phí và "nụ cười miễn phí".
Theo Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến, phố đi bộ Bùi Viện là nhu cầu thực tế của du khách khi đến thành phố. Thành phố sẽ cố gắng nâng cấp và hoàn thiện thêm để đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách.
"Quận 1 và Sở Du lịch phải gấp rút thực hiện các công việc còn lại, đồng thời chuẩn bị kế hoạch chi tiết cho ngày khai trương để thu hút người dân", ông Tuyến yêu cầu.
Đường Bùi Viện là một trong 4 tuyến đường thuộc khu phố Tây ở phường Phạm Ngũ Lão, quận 1). Đường này có khoảng 20 con hẻm thông qua các tuyến đường Phạm Ngũ Lão, Đề Thám, Đỗ Quang Đẩu... với gần 1.000 nhân khẩu.
Đây cũng là tuyến đường thu hút người dân và du khách quốc tế đến lưu trú. Đặc biệt, các hoạt động văn hóa nghệ thuật, vui chơi chính của phố Tây đều tập trung trên tuyến đường này.
Theo chính quyền phường Phạm Ngũ Lão, mỗi ngày địa phương tiếp nhận 500 du khách đến lưu trú, ngày cao điểm lượng khách lên đến 1.200 người, hầu hết là người nước ngoài.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Sự thật phía sau màn cầu hôn gây chú ý của cặp đôi đồng tính nữ ở phố đi bộ Hà Nội
- Hàng loạt đường trung tâm Sài Gòn được nghiên cứu thành phố đi bộ
- Thẳng tay đập bỏ bậc thềm cao 2m của tòa nhà trên phố đi bộ Nguyễn Huệ
- Hà Nội cấm chó không rọ mõm vào phố đi bộ Hồ Gươm
- Danh sách các tuyến phố đi bộ ở Hà Nội sắp mở thêm trong tháng 10
- Chi tiết bản đồ phố đi bộ khu vực Hồ Gươm
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua