"Trăm lợi không bằng 1 hại" khi mẹ bầu dùng miếng dán giảm đau
[mecloud]agMUfmxZPY[/mecloud]
Trong thời kỳ thai nghén, mẹ bầu vẫn có thể gặp phải tình huống như đau nhức đầu, đau lưng, bầm tím do bong gân, va chạm, mỏi cơ… Bạn vẫn có thể dùng cao dán để vết thương bớt đau mỏi, trên các bao bì sản phẩm cao dán thường có khuyến cáo “Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú” chứ không cấm hoàn toàn.
Sử dụng miếng dán giảm đau phải có liều lượng.
Các miếng dán giảm đau thường chứa chiết xuất từ bạc hà, khuynh diệp, có tác dụng gây tê tại chỗ và còn có thể làm nóng vùng da tiếp xúc. Vì vậy, việc sử dụng miếng dán giảm đau khi đang mang thai thường chỉ an toàn khi chỉ dán ở một phần nhỏ trên cơ thể. Nên hạn chế việc tăng cơ thể của mẹ bầu, nguyên nhân là do thành phần chính có trong cao dán làm nóng vết thương để giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu cơ thể bạn tăng nhiệt độ nhiều, nó có thể làm tăng nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi như nứt đốt sống.
Tránh dán vào bụng.
Việc sử dụng cao dán ngoài da cho phụ nữ mang thai tiềm ẩn ít nguy cơ gây biến chứng so với việc tiêm thuốc, uống thuốc nhưng không phải vì vậy mà mẹ bầu không cẩn thận khi sử dụng đâu nhé.
Nếu bạn bị đau cơ bụng nhưng không biết rõ cơn đau đó là gì, bạn không nên tuỳ tiện dùng miếng dán giản đau mà cần gọi ngay cho bác sĩ, nó có thể là một biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như tách nhau thai hoặc vỡ tử cung.
Khi sử dụng miếng dán cần lưu ý những điểm sau:
- Miếng dán cũ cần phải được lấy ra trước khi dùng miếng dán mới, vùng da được dán thuốc phải sạch sẽ và khô ráo.
- Phụ nữ mang thai chỉ nên dán cao từ 2- 4 tiếng, sau đó thay bỏ, để da thông thoáng và các mạch máu được điều hòa trước khi dán miếng cao mới.
-Không dán thuốc vào những vùng da bị kích ứng hay bị tổn thương, trầy xước. Những vùng da thường được dán là ở ngực hoặc phần trên cơ thể.
-Miếng dán phải còn nguyên miếng, không được cắt đôi ra để dán nhiều lần vì nếu bị cắt sẽ làm lượng thuốc đi vào cơ thể thay đổi.
- Việc tháo bỏ miếng dán cũng nên thận trọng. Khi miếng dán được gỡ khỏi da thì vẫn còn một lượng thuốc nhỏ trong đó, nếu trẻ em vô tình lấy chơi có thể sẽ bị ngộ độc.
-Sau khi tháo miếng dán, cần gấp đôi lại (dán 2 mặt có chất dính vào nhau) rồi bỏ ở một nơi an toàn, không để trẻ em và thú vật nuôi trong nhà có thể tiếp cận, cũng không nên bỏ vào bồn cầu.
Thực ra, mẹ có thể dùng nhiều cách khác để giảm đau thay cho việc phải đưa các hóa chất vào cơ thể mình. Chẳng hạn, một số bài tập và cách xoa bóp có thể giúp mẹ giảm đau lưng và mỏi cơ.
TUỆ ANH (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua