Dòng sự kiện:

Trẻ được bú sữa mẹ giảm nguy cơ nhiễm trùng tai mũi họng sau sinh

16:42 22/07/2016
Trẻ được bú sữa mẹ có cơ hội giảm nguy cơ nhiễm trùng tai mũi họng sau khi sinh, một nghiên cứu của Đại học Y Texas –Mỹ cho hay.

Nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng tai ở trẻ

Theo thông tin trên trang thông tin điện tử của bệnh viện An Việt cho hay, nguyên nhân và bệnh sinh của viêm tai giữa ứ dịch chủ yếu là do những yếu tố như nhiễm trùng (thường do vi khuẩn), rối loạn chức năng vòi tai, dị ứng, giảm khả năng miễn dịch và tất cả các yếu tố khác như không được bú mẹ, trẻ sinh ra không đạt đủ cân,…

Bú sữa mẹ giảm nguy cơ viêm tai mũi họng

Sức khỏe và đời sống cho hay, theo các nhà nghiên cứu của Đại học Y Texas –Mỹ phân tích thi thời gian cho con bú kéo dài càng làm giảm nguy cơ sốt và nhiễm trùng tai. 


Trực tiếp cho trẻ bú sữa mẹ giúp trẻ giảm nguy cơ viêm tai (Ảnh minh họa)

Khi trẻ được bú mẹ, trẻ có sức đề kháng tốt hơn trẻ không được bú mẹ, đồng thời bú mẹ còn ngăn ngừa được các bệnh về hô hấp, tiêu hóa ở trẻ. Theo một giả thiết của các nhà nghiên cứu ở Canada thì khi trẻ bú mẹn các loại vi khuẩn và virut khác nhau sẽ được ngăn chặn, trong sữa mẹ có chứa các kháng thể chống nhiễm trùng bao gồm globuline miễn dịch, các loại bạch cầu khác nhau. Sữa mẹ ngăn chặn sự gắn của phế cầu và Haemophilus influenzae vào tế bào biểu mô.

Đặc biệt, một số thành phần trong sữa bò và sữa tổng hợp có thể gây dị ứng, gây phù nề niêm mạc hòm tai và niêm mạc vòi nhĩ, từ đó gây viêm tai giữa.

Khi trẻ trực tiếp bú mẹ, cơ mặt của trẻ sẽ khác với những trẻ bú chai, việc này có tác động vào chức năng của vòi làm tăng sự dẫn lưu dịch của tai giữa. 

Trong thời gian bú chai, sự hút dịch vào tai giữa có thể xuất hiện khiến tình trạng bệnh sẽ nhanh chóng và nặng hơn. 

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế Giới, mẹ nên cho con bú sữa mẹ từ lúc sinh ra cho đến 6 tháng tuổi và tiếp tục cho đến ít nhất 2 tuổi.

Theo Gia đình Việt Nam