Dòng sự kiện:

Trẻ nhỏ ngủ ngáy - Mẹ chớ coi thường

15:30 04/12/2015
Nhiều trẻ có thói quen cứ đặt lưng xuống ngủ là bắt đầu ngáy như người lớn. Hiện tượng này là như thế nào? Liệu có nguy hiểm?

 

 

 

 [mecloud]K1ipf1JP9m[/mecloud]

Hiện tượng ngáy khi ngủ bắt đầu hình thành và trở nên rõ rệt ở những bé từ 2 đến 8 tuổi. Những trẻ béo phì, sống trong môi trường có khói thuốc lá (tức là hít khói thuốc thụ động) dễ bị ngáy khi ngủ hơn so với những trẻ khác.

Bé ngủ ngáy là do đâu?

Ngáy được gây ra bởi sự tắc nghẽn hoặc chật hẹp trong quá trình lưu thông không khí khi bé ngủ. Những vấn đề thuộc thể chất có mối liên quan đến hiện tượng ngủ ngáy gồm:

Ngủ ngáy do cảm lạnh:  Bạn phát hiện ra tiếng ngáy ngủ lần đầu khi bé bị cảm lạnh, kèm theo dấu hiệu chảy nước mũi. Nó cũng phản ánh sự bất ổn trong cơ thể con người ở nhiều độ tuổi khác nhau (đặc biệt là những người chưa bao giờ ngủ ngáy).

Ngủ ngáy do viêm amidan: Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến bé bị thiếu ôxy, ảnh hưởng đến thể chất và trí tuệ (do não thiếu ôxy). Do phải há miệng để thở nên bé có dấu hiệu như da xanh, môi trề ra bên ngoài, chóp mũi nhỏ…

Các nguyên nhân khác khiến bé bị ngủ ngáy là do bé bị ngạt mũi, bé bị dị ứng, bé ngủ với tư thế gây chèn ép lên vùng cổ họng. Bé thừa cân dễ bị ngáy khi ngủ hơn nhóm bé có trọng lượng trung bình. Ngủ ngáy nhiều có thể làm rối loạn hành vi của bé, bé khó tập trung vui chơi hoặc bé sẽ chuyển sang ngủ ngày nhiều hơn.

Dấu hiệu nhận biết trẻ ngủ ngáy bệnh

Dấu hiệu nghi ngờ trẻ ngáy ngủ có kèm theo hội chứng ngưng thở khi ngủ là trẻ ngừng thở chốc lát lúc ngủ, giấc ngủ bị xáo trộn khiến cơ thể bị rối loạn suốt cả ngày như mệt mỏi, thiếu tập trung, rối loạn hành vi …

Tốt nhất, nên cho trẻ ngủ ngáy đi khám bệnh ngay khi thấy trẻ có kèm một trong những biểu hiện sau:

- Ngủ ngáy quá mức hoặc thấy ngưng thở khi ngủ.

- Trẻ béo phì.

- Tăng cân nhiều trong khoảng thời gian ngắn.

- Có huyết áp khó kiểm soát.

- Nhức đầu vào buổi sáng.

- Trong gia đình có người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Hậu quả của ngáy “bệnh”

Khi mắc triệu chứng này, nhịp thở sẽ trở nên không đều mà đứt quãng. Nếu hiện tượng này kéo dài có thể làm cho lượng máu lưu thông lên não ít hơn, lượng oxygen lên máu cũng thấp hơn. Phần lớn trẻ có thể không cảm nhận được sự đứt quãng nhịp thở nhưng ít nhiều giấc ngủ của bé cũng bị xáo trộn, dẫn đến việc cơ thể không có sự nghỉ ngơi cần thiết. Vì thế, sau khi thức dậy, thay vì có được cảm giác sảng khoái sau một giấc ngủ ngon thì bé lại luôn có biểu hiện mệt mỏi. Về lâu dài, tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần và sức khỏe của bé.

Hậu quả quan trọng nhất khi “bệnh nhân” ngủ ngáy quá mức là hội chứng ngưng thở khi ngủ. Người bệnh có thể bị đột tử trong đêm cũng như có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch: cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, đột quỵ.

Về thần kinh, bé có thể giảm trí nhớ, giảm tập trung, dễ cáu gắt, trầm cảm…

Cách xử trí

Nếu bé thỉnh thoảng mới ngủ ngáy thì không có vấn đề gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu bé ngáy ngày một to và thường xuyên hơn thì bạn nên đưa bé đi khám sớm.

Một số phương pháp áp dụng để điều trị ngáy “bệnh” ở bé là:

- Giảm cân cho bé béo phì là phương pháp áp dụng đầu tiên. Đây là một biện pháp rất quan trọng vì quá trình điều trị cần sự hợp tác chặt chẽ giữ bệnh nhân, gia đình và bác sĩ.

- Tập thể dục thường xuyên, vừa giúp bé giảm cân, vừa giúp tăng lượng oxygen lên não.

- Không cho bé uống thuốc an thần.

- Tránh cho bé ăn nhiều vào buổi tối.

- Phòng ngủ cho bé cần thông thoáng, yên tĩnh và không quá tối. Khi ngủ có thể cho bé nằm nghiêng và giữ đầu cao hơn phần thân. Tuy nhiên, không nên cho bé nằm gối mà nên nâng đầu giường cao khoảng 1-2 tấc để bé dễ thở hơn.

- Nếu bé bị viêm mũi dị ứng thí cần điều trị dứt bệnh.

- Bé bị nặng hơn, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu hơn như cho bé mang một dụng cụ nha khoa chuyên biệt khi ngủ (dụng cụ chỉnh hàm, làm cho hàm ếch không bị chùng xuống và lưỡi gà không bịt đường thở), phẫn thuật (cắt amindal), phẫu thuật chĩnh hình họng màng hầu…

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Xem thêm video:[mecloud]IHF7cfU1wY[/mecloud]