Trẻ sinh ra có thể bị dị dạng nếu mẹ bầu 3 tháng mắc bệnh Rubella
Tại Việt Nam, nhóm người có nguy cơ mắc bệnh Rubella cao là trẻ em, thiếu niên và thanh niên. Nguy hại nhất là phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.
Bệnh Rubella là gì?
Bệnh Rubella còn được gọi là bệnh Ru-bê-on, bệnh sởi Đức (German measle). Theo một số tài liệu từ Đức (german) ở đây không liên quan gì đến nước Đức, mà xuất phát từ tiếng La tinh “germanus” có nghĩa là tương tự, ý muốn nói đến bệnh Rubella có một số các biểu hiện giống bệnh sởi.
Rubella là một bệnh truyền nhiễm, do vi-rút rubella gây nên. Bệnh lưu hành trên toàn thế giới, thường xuất hiện vào mùa đông xuân hoặc hè ở trẻ nhỏ, có thể xảy ra thành dịch.
Nguy hiểm nhất là đối tượng phụ nữ khi đang mang thai ở giai đoạn 3 tháng đầu nếu mắc bệnh sẽ dễ bị những tai biến như sẩy thai, thai chết trong tử cung hoặc gây nên những dị dạng cho thai nhi sau khi sinh như: các khuyết tật về tim, đục thủy tinh thể, điếc bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ...
Người bị bệnh Rubella có thể lây truyền bệnh cho người khác một tuần trước khi phát ban và từ 1 đến 2 tuần sau khi ban đã lặn hết.
Biểu hiện
Bệnh thường có biểu hiện lâm sàng nhẹ.
Những người mắc bệnh thường bị sốt nhẹ, phát ban và viêm long nhẹ đường hô hấp, nổi hạch vùng chẩm, sau tai và cổ.
Ở người lớn có thể có sưng đau khớp. Tuy nhiên, có tới 50% số trường hợp có biểu hiện lâm sàng không điển hình làm cho bệnh nhân dễ bị nhầm tưởng là bệnh khác.
Phòng tránh
Trẻ nhỏ thường hay mắc bệnh Rubella vào mùa hè, do vậy, cần được tiêm vắc-xin để phòng bệnh Rubella.
Không kể trẻ nhỏ, các đối tương khác, đặc biệt bà bầu đều có thể tiêm phòng để tránh bệnh xuất hiện.
Một điều cần lưu ý là, sau khi tiêm xong, cha mẹ khoan vội đưa bé về nhà ngay mà cần ở lại cơ sở y tế ít nhất 30 phút để được theo dõi và kịp thời xử lý nếu có bất kì tác dụng phụ nào xảy ra.
Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu ngay từ nhỏ trẻ được miễn dịch Rubella thì lớn lên sẽ không bị mắc bệnh nữa.
Do bệnh lây lan qua đường hô hấp nên những người chưa mắc bệnh tránh hít phải những giọt dịch tiết đường mũi họng (nước bọt, nước mũi) có chứa vi rút của người bệnh khi tiếp xúc trực tiếp mặt đối mặt với người bệnh. Đồng thời tránh tiếp xúc với các vật dụng, các bề mặt (sàn nhà, bànghế, đồ chơi...) có dính chất tiết mũi họng của người bệnh.
Nhà ở cần thông thoáng, sạch sẽ, nhiều ánh sáng.
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
Xem thêm video: [mecloud]PyKe3ZnhS9[/mecloud]
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua