Tuyệt chiêu dạy con cách đối phó khi bị bắt nạt ở trường
Dưới đây là một số phương pháp bố mẹ có thể tham khảo và dạy cho trẻ kỹ năng cần thiết để đối phó với tình huống này.
1.Quan tâm một cách nghiêm túc tới các vấn đề của con
Chuyện bị quấy rầy, chế nhạo sẽ gây hoảng sợ và để lại nỗi xấu hổ ở bất cứ lứa tuổi nào. Vì vậy hãy lắng nghe và thấu hiểu con từ những dấu hiệu mầm mống của bạo hành.
Hãy ưu tiên sử dụng thời gian rảnh trong quỹ thời gian của bạn dành cho con để lắng nghe và thấu hiếu trẻ, sớm phát hiện ra những mầm mống của bạo hành để cho trẻ lời khuyên thích hợp nhất. Nếu bạn không quan tâm đến con, chúng sẽ cảm nhận được sự vô trách nhiệm của bạn và lâu dần, những ám ảnh khi bị bắt nạt ở trường sẽ để lại nỗi sợ hãi trong tư tưởng của chúng.
Khẳng định với con rằng cha mẹ rất tin tưởng bé và cùng trẻ tìm cách tự bảo vệ để được an toàn. Có không ít trẻ không dám nói cho người lớn biết chúng đang bị quấy rầy, ăn hiếp. Do đó, cha mẹ phải lên tiếng trước, cho chúng thấy mình đang được quan tâm.
Ảnh minh họa
2. Dạy trẻ hòa đồng với bạn bè
Hướng dẫn con chọn bạn mà chơi thích hợp với tính cách của mình. Xây dựng các mối quan hệ tốt thông qua hoạt động vui chơi tại trường hay tại nhà với các trò chơi tập thể để không còn đơn độc và lẻ loi khi tới trường. Bố mẹ có thể tạo sân chơi cho con gắn kết với bạn bé với các trò chơi và món đồ chơi tập thể như: bể bơi cho bé hay trò chơi đá bóng, đi xe đạp…
Khuyến khích con tham gia chơi các môn thể thao để năng động hoặc cho trẻ tham gia lớp học võ để học cách kiềm chế, tự tin vào bản thân cũng như phòng vệ chính đáng và có một thể lực tốt.
Thường xuyên cho con tham gia các hoạt động tập thể, tới nơi công cộng để trẻ bạo dạn hơn khi tiếp xúc, bắt đầu ở môi trường mới.
Có như vậy khi ở trường trẻ mới hòa nhập với bạn bè, tránh những xung đột không đáng có.
3. Một số kỹ năng để trẻ đối phó khi bị bắt nạt ở trường
- Nhắc trẻ không được đánh nhau trừ trường hợp bất khả kháng
Có nhiều bố mẹ cho rằng con bị bắt nạt vị quá hiền lành, ngoan ngoãn nên khi bé bị đánh, bố mẹ bảo bé cần phải mạnh mẽ lên, “chiến đấu” lại để các bạn không dám bắt nạt nữa. Nhưng trên thực tế khi các bé phản ứng lại với hành vi bắt nạt của các bạn bằng hành động chống trả tương xứng cũng không hiệu quả, thậm chí mâu thuẫn của các bé sẽ càng gia tăng ở mức độ nghiêm trọng hơn.
- Nên dạy con bình tĩnh, cương quyết để thể hiện tâm lý vững vàng “chiến đấu" tâm lý với bạn bắt nạt mình.
Dạy trẻ không đánh nhau với bạn nhưng không có nghĩa trẻ nên chịu đựng một cách thụ động. Trẻ cần được dạy một số kỹ năng để thoát thân như: học các thế võ phòng ngự, la lên "cháy", "cứu" nếu đang ở trong tình trạng nguy hiểm.
-Dạy bé phát biểu quan điểm của mình khi bị trêu trọc, bắt nạt như: nhìn thẳng vào họ và dõng dạc yêu cầu các bạn không trêu mình.
Việc này sẽ giúp trẻ giải tỏa được những uất ức trong lòng, đồng thời giúp trẻ rèn được kỹ năng tự tin, mạnh dạn.
- Dạy trẻ tìm kiếm người giúp đỡ khi bị bắt nạt:
Cần phải dạy trẻ trong tình huống nguy hiểm thì tốt nhất nên đi tìm sự giúp đỡ từ người khác để có sự hỗ trợ kịp thời.
Trẻ có thể tìm giáo viên, bác bảo vệ, bạn bè … - bất cứ ai mà con thấy tin tưởng.
Nhắc nhở trẻ sẽ an toàn khi con ở cùng với một số người bạn.
Dạy cho con mẹo né tránh, rút lui:
Trong tình huống không thể tìm được ai giúp đỡ thì cách tốt nhất nên dạy trẻ biện pháp rút lui để tránh xung đột.
Mục đích quan trọng nhất trong chuyện này là giúp con ngăn chặn được nạn bị quấy rầy, chế nhạo và để con được an toàn trong sự tự chủ của bản thân.
4. Một số lưu ý nên làm khi con bị bắt nạt
- Không dạy con chỉ biết im lặng và chịu đựng vì như vậy chỉ khiến bé sợ hãi, tự ti hoặc có những phản kháng không phù hợp gây ra những hậu quả nghiệm trọng cho bé và người khác.
- Không dạy con dùng bạo lực để đáp trả vì chúng không giải quyết được tận gốc của vấn đề thậm chí nảy sinh mâu thuẫn và khiến tình hình trầm trọng hơn.
- Không nên cho con chuyển trường, lớp ngay nếu bị bắt nạt vì nó giống như một cuộc trốn chạy. Bố mẹ nên nhớ một phần vấn đề con bị bắt nắt nằm ở chính con mình. Vì vậy, hãy giúp trẻ tìm ra nguyên nhân, điểm yếu chúng để từ đó có những biện pháp đối phó với vấn đề này cũng như củng cố tâm lý giúp trẻ dũng cảm bảo vệ mình.
- Không nên mặc kệ trẻ và để chúng tự giải quyết mâu thuẫn. Bởi nếu trẻ bị bắt nạt thường xuyên sẽ gây ra những hậu quả nặng nề về sức khỏe, tâm lý khó hồi phục.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thủ thuật tâm lý đơn giản giúp bố mẹ dạy con trưởng thành sau mỗi lần thất bại
- Lời khuyên của các giáo viên giúp cha mẹ nuôi dạy con thành công
- Sao Việt cho con dùng tiền lì xì và cách người Nhật dạy con
- Học ngay 12 cách dạy con kiểu Nhật khiến "cả thế giới ngưỡng mộ"
- Lì xì đầu năm - cách người Nhật dạy con về giá trị đồng tiền
- Mẹ thường xuyên nói 4 câu "thần chú" này, con lớn lên thông minh xuất sắc, thành danh thành tài
- 4 tuyệt chiêu của cha mẹ Nhật giúp dạy con thành đứa trẻ tự lập, ham học hỏi
- 4 phương pháp không hề tốn kém nhưng giúp cha mẹ tạo nên những đứa trẻ IQ cao vượt trội
- 5 kiểu gia đình nuôi dạy nên những đứa trẻ xuất chúng: Không chỉ giỏi giang mà còn hiếu thảo
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua