Dòng sự kiện:

Vì sao bà bầu mắc chứng "lưng đau như búa bổ"?

20:59 14/10/2015
Khoảng 80% thai phụ đều phải trải qua những cơn đau lưng ở một thời điểm nhất định nào đó trong thai kỳ.
 [mecloud]D6r50JRewr[/mecloud]

 

Phụ nữ phi mang thai thường gặp rất nhiều chiệu chứng,hiện tượng đau lưng ở bà bầu là phổ biến nhất. Khoảng 80% thai phụ đều phải trải qua những cơn đau lưng ở một thời điểm nhất định nào đó trong thai kỳ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Tìm hiểu được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp các mẹ bầu dễ dàng hơn trong việc chữa trị hoặc hạn chế những cơn đau.


Các kiểu đau lưng khi mang thai

Đau lưng khi mang thai có thể chỉ là tình trạng không thoải mái khi bà bầu phải đứng trong một thời gian dài cho đến cơn đau làm suy kiệt sức lực, cản trở cả những hoạt động bình thường trong cuộc sống kèm theo đó là khả năng khó sinh. Hơn thế nữa đau lưng có thể tạo ra những rắc rối kéo dài trong suốt quá trình mang thai đến khi em bé ra đời. Các chuyên gia cho rằng có hai kiểu đau lưng khi mang thai thường gặp.


  • Đau thắt lưng ở các đốt xương sống ngang thắt lưng ở phần lưng dưới
  • Đau vùng chậu sau tức là vùng đệm ở mặt sau xương chậu

Đau lưng khi mang thai thường xảy ra ở giữa thai kỳ, vào khoảng tháng thứ 5. Sản phụ cảm thấy đau âm ỉ và nhiều lúc đau hơn một chút. Phần cột sống thường bị đau nhức nhất chính là phần hông lưng, nhất là vùng trên xương cùng. Đây là vùng mà đa số các bà bầu thường đặt tay đỡ khi di chuyển. Đau lưng khi mang thai cũng là nguyên nhân thoái hóa cột sống.

Đau lưng khi mang thai là do đâu?


Do thai nghén

Progesterone (một loại hormone thai nghén) khiến các dây chằng – kết nối giữa khung xương chậu và vùng lưng phía dưới bị “nhão”. Thỉnh thoảng, nó sẽ gây nên những cơn đau nhói vùng lưng.

Đây chỉ là một khó chịu nhỏ của hormone thai nghén bởi vì, loại hormone này giữ vai trò khiến khung xương chậu được mềm dẻo và linh hoạt. Như thế, khung xương chậu mới trở thành “không gian” nâng đỡ và hỗ trợ quá trình chuyển dạ thành công.

Ngồi sai tư thế

Không ít thai phụ ưa chuộng cách ngồi bệt, cố định gót chân xuống sàn nhà, chống hai tay ra phía đằng sau để giữ trọng lượng cơ thể. Kết quả, kiều ngồi này sẽ khiến vùng lưng phía dưới bị đặt trong tình trạng căng thẳng và gây đau. Ngoài ra, tư thế đứng, di chuyển hoặc nhấc đồ vật không đúng cách cũng có khả năng gây tổn thương đến các cơ chằng vùng lưng. Nếu đứng, ngồi sai tư thế liên tục thì khả năng bị đau lưng của bạn càng lớn hơn; chẳng hạn, bé sẽ cảm nhận những cơn đau lưng rõ nét hơn khi bạn nhấc một vật nặng hoặc thực hiện những động tác xoắn lưng.

Cơ vùng bụng bị yếu đi

Lúc chưa mang thai, các cơ vùng bụng đảm nhiệm một số nhiệm vụ như chịu sức ép từ cơ thể trong tư thế bạn nằm sấp, co giãn linh hoạt khi bạn muốn gập người lại, nhặt một đồ vật dưới đất… Trong khoảng thời gian mang bầu, các cơ này hầu như không được giữ những vai trò vừa kể trên. Các cơ vùng bụng trở nên “yếu ớt” và bị giãn mạnh do tác động tự sự phát triển của thai, khiến cho vùng cơ lưng bị chèn ép, gây đau lưng.

Một số phụ nữ trong lần mang thai thứ hai thường cảm nhận thấy sự lỏng lẻo của các cơ vùng bụng. Đó là vì các cơ này đã bị mềm đi ở lần mang thai đầu tiên.

Vị trí của thai

Điều này có thể gây nên những cơn đau lưng vào giai đoạn cuối thai kỳ. Nếu bé nằm trong bụng với vị trí lưng của bé ngược lại lưng của mẹ thì nó sẽ gây sức ép lên vùng xương lưng của người mẹ.

Do bệnh

Thỉnh thoảng, chứng đau lưng có liên quan đến chứng đau thần kinh tọa: xuất hiện những cơn đau nhói ở phía mông và phía sau một bên chân. Nguyên nhân có thể do các dây chằng ở vùng lưng và cả xương chậu của bạn đã bị giảm chức năng.


Bà bầu cần làm gì để không bị đau lưng 

Để giảm đau lưng và hạn chế những nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé, thai phụ nên thực hiện các biện pháp sau:


1. Cần có chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý, vận động nhẹ nhàng.

2. Hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu. Tư thế ngồi phải thật vững sao cho hai chân có thể nâng lên nhẹ nhàng. Chọn ghế ngồi có phần tựa và đặt thêm chiếc gối nhỏ phía sau lưng, tránh ngồi khom lưng.

3. Khi nằm không nên nằm giường cứng mà nên có nệm chắc, không quá mềm, quá dày và có quá nhiều lò xo đàn hồi. Nên nằm nghiêng, không nên nằm ngửa khi ngủ. Có thể đặt thêm gối ở giữa hai đầu gối và vùng xung quanh bụng hoặc sử dụng gối ôm dài. Biện pháp này giúp bạn giảm bớt cơn đau lưng khá hiệu quả.

4. Không khiêng, nhấc vật nặng. Khi lên xuống cầu thang nên đặt hai chân trên một bậc rồi mới bước tiếp. Tránh thay đổi tư thế đột ngột.

5. Nên chọn quần áo thoáng rộng dễ mặc, giày đế bằng, quai dễ xỏ… Khi mặc quần áo, mang giày… cần ngồi xuống hoặc đứng có chỗ dựa.

6. Giữ ấm cơ thể và vùng lưng. Tắm nước ấm cũng là cách giúp bạn giảm bớt cơn đau khó chịu.

7. Nếu có biểu hiện đau tăng, đau âm ỉ kéo dài, thai phụ cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa sản để khám và được tư vấn điều trị.

 

 

TUỆ ANH (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam