Vì sao thai nhi hay lấy tay che mặt, như vậy có ảnh hưởng gì không?
Tuy nhiên, đây là một trong những điều khá thú vị khi em bé còn trong bụng mẹ. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này để giúp mẹ yên tâm hơn ngay sau đây.
Vì sao thai nhi hay lấy tay che mặt?
Bắt đầu từ những tháng thứ 5 của thai kỳ, em bé đang được hình thành và phát triển đầy đủ những bộ phận của cơ thể. Bé lúc này dường như đã có ý thức và bắt đầu “vận động” trong bụng mẹ rồi.
Ảnh minh họa
Em bé ở những tháng thứ 5 sẽ có nhiều hoạt động mà cơ thể người mẹ sẽ cảm nhận được. Ví dụ như em bé sẽ nhào lộn, đạp bụng mẹ, xoay đầu, mút tay,... Đặc biệt khi tay, chân của bé đã được hoàn thiện thì lúc siêu âm, mẹ sẽ thấy bé hay lấy một tay lên che mắt. Chắc hẳn nhiều mẹ đang lo sợ rằng con mình đang có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, hành động này tỏ ra là bình thường với sự phản ứng của bé với môi trường bên ngoài.
Em bé trong bụng đã hình thành một số chức năng như vị giác, thính giác và đương nhiên mắt cũng phát triển. Lúc này, vùng mắt của bé vẫn chưa hoàn thiện, do vậy, ánh sáng quá mạnh sẽ làm bé khó chịu. Bởi vậy, khi tiến hành siêu âm, ánh sáng từ máy siêu âm sẽ khiến mắt bé nheo lại và theo phản xạ sẽ lấy tay che mắt.
Do đó, nếu thấy thai nhi hay che mắt thì đây là phản ứng bình thường mà các mẹ hoàn toàn yên tâm.
Làm sao để có thể nhìn thấy mặt bé khi siêu âm?
Ảnh minh họa
Mang thai và nhìn thấy hình hài của con yêu là điều mà cha mẹ rất hạnh phúc và vui mừng. Tuy nhiên, nếu như mỗi lần siêu âm mà bé cứ lấy tay che mặt thì thực sự khiến mẹ bất an. Nhưng để dễ dàng nhìn thấy mặt bé và bé không còn đưa tay lên che mặt nữa thì mẹ hãy thử áp dụng cách như sau đây.
Hãy cho thai nhi tiếp xúc và làm quen dần với ánh sáng. Nếu thai nhi đã quen dần với ánh sáng thì khi siêu âm bé sẽ không còn phải che mặt và giấu mặt vào trong nữa. Như vậy cha mẹ sẽ dễ dàng nhìn thấy mặt con yêu của mình. Mẹ hãy thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào sáng sớm hoặc chiều tối thử xem sao.
Đồng thời, trước khi siêu âm, bác sĩ thường khuyên các mẹ nên đi bộ khoảng 20 phút. Cách này sẽ đánh thức giấc ngủ của bé, giúp bé vận động cũng như làm quen với ánh sáng ban ngày và ánh sáng mạnh khi siêu âm.
Hoặc trong lúc siêu âm, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ nằm nghiêng để siêu âm dễ thấy mặt bé hơn. Tuy nhiên, những cách như kể trên đều mang tính chất tương đối và khá nhiều trường hợp không có tác dụng, bé vẫn lấy tay che mặt.
Như vậy, tuy mẹ không nhìn thấy mặt con khi siêu âm nhưng vẫn hoàn toàn an tâm vì sức khỏe của bé vẫn tốt và khỏe mạnh nhất. Dùng tay che mặt là phản ứng của bé khi đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện.
Các mẹ chỉ cần chú tâm ăn uống đầy đủ dưỡng chất, nghỉ ngơi kèm rèn luyện cơ thể phù hợp thì thai nhi sẽ luôn khỏe mạnh và phát triển tốt nhất.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Bà bầu cần làm gì để thai nhi nằm ngoan trong bụng suốt thai kỳ?
- 12 dấu hiệu cho thấy thai nhi trong bụng mẹ không phát triển
- Công an điều tra vụ thai nhi tử vong tại bệnh viện ở Quảng Trị
- Vụ thai nhi ngừng tim bất thường trong bụng mẹ: Bệnh viện Bưu Điện lên tiếng
- Chẩn đoán được biến chứng của thai kỳ qua giới tính thai nhi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua