Với trẻ, nghỉ hè là để... nghỉ
Mùa hè này sao? Câu hỏi đang nóng khi bạn bè gặp nhau, ai cũng là “phụ huynh” cả rồi, buộc phải nghĩ về mùa hè của các con. Mà không nghĩ không được. Nghỉ hè, trẻ con bắt đầu có mặt ở công sở.
Cha mẹ có muốn đi du lịch hè cũng phải tính đến con, có dự định cho con đi học hè cũng phải tính thời gian đưa đón. Đó là chưa kể chuyện con cuối cấp đầu cấp, việc thi cử, chạy trường rối như canh hẹ, sang năm con vô trường nào, bán trú hay một buổi, nào học phí, nào xe đưa rước...
Các trường mở học kỳ hè, các trung tâm dạy kỹ năng mở các đợt huấn luyện hè, các trung tâm Anh ngữ mở các khóa vui học hè, các sân khấu cũng có kịch hè, rạp chiếu phim có phim hè bom tấn… Tất cả đều là “chọn lựa tốt nhất” cho trẻ con, nhưng xem ra thì trẻ con vẫn chẳng có mùa hè thực sự.
Nghỉ hè là để lớn lên.
Giật mình, hình như chúng ta, những người làm cha mẹ, chưa bao giờ “thiết kế” chuỗi mùa hè cho con. Chỉ là đối phó, chỉ là ngẫu nhiên lắp ghép, chỉ là những sự kiện, những chuyến đi tiện thì thu xếp, không thì thôi.Hỏi trẻ trong suốt đời học sinh có bao nhiêu mùa hè? Chúng kể từ hè lớp 1 trở đi, có tổng cộng 11 mùa hè, trừ đi mùa hè lớp 5, lớp 9 lo chuyển cấp chuyển trường, còn lại có chín. Những mùa hè không mấy đáng nhớ, trừ phi có một kỷ niệm nào đó.
Những mùa hè của con phụ thuộc hẳn vào điều kiện kinh tế, điều kiện làm việc của cha mẹ; phụ thuộc vào những cuộc cải cách thay đổi chương trình, thay đổi hình thức thi cử của nhà trường; phụ thuộc vào việc ưu tiên cho anh, chị em trong nhà năm nay chuyển cấp, thi đại học…
Nếu thiết kế mùa hè cho con trẻ, mình sẽ xuất phát từ chính con. Những mùa hè tiểu học, như mùa hè của bé Út năm nay học lớp 4, nhà trường chỉ đánh giá, không cho điểm, gia đình quyết định không bắt con đi học hè, không bắt con phải “chuẩn bị cho lớp 5” như anh Hai mấy năm trước đó.
Nghỉ hè là để nghỉ
Bé Út được hỏi ý kiến, và cho chọn lựa nghỉ hè theo kiểu bé thích nhất. Dấu ấn mùa hè của bé Út sẽ là bộ tranh vẽ màu và tô tượng, trên mỗi “tác phẩm” đều có ghi một ngày mùa hè. Trong khi anh Hai mới xong lớp 11, mùa hè cuối cùng của thời trung học, sẽ ưu tiên cho việc nghỉ ngơi hoàn toàn, được đi chơi với bạn mới, bạn cũ, về quê nội ngoại.
Anh Hai chọn dấu ấn mùa hè năm nay sẽ là phòng tập gym. Cu cậu bắt đầu lớn và muốn làm “người đàn ông thực thụ”. Cũng tốt, chồng bảo, tập thể thao là một cách rèn luyện ý chí, để cơ thể làm quen với những nỗ lực đẩy xa giới hạn chịu đựng của mình. Con sẽ biết cố gắng nào mang đến hiệu quả, sẽ biết nghe, biết quan sát cơ thể đang lớn lên từng ngày của mình.
Rồi những thứ khác như phim ảnh, như sách, như đi lên sở làm của mẹ, như về quê nội ngoại… những thứ mà hè nào cũng lặp lại, sẽ tự tìm lấy chỗ của mình, tự ghép vào bức tranh hè của trẻ. Không sao, bởi trong thiết kế mùa hè năm nay đã có vệt màu chủ đạo, làm trung tâm cho cả một mùa.
Sang năm, Út sẽ không thích tô tượng, vẽ màu nữa; sang năm, anh Hai sẽ phải đương đầu với thử thách mới. Trẻ con chưa đủ trải nghiệm để hiểu về những thứ sẽ một lần qua không trở lại của tuổi thơ, nhưng người lớn biết. Vậy nên, hãy thiết kế mùa hè để giúp trẻ sống trọn tuổi thơ của mình.
Mùa hè năm nay, sẽ không có học thêm học bớt, không có luyện thi, luyện viết chữ đẹp, cũng không có “học kỳ quân đội” khép con vào kỷ luật. Mùa hè được để dành cho con tăng thêm chiều cao, cho con thêm cảm nhận màu sắc cuộc sống; để dành cho những buổi sáng được nằm nướng trên giường, nghe ngoài đường tiếng xôn xao quen thuộc của cuộc sống; để dành cho những buổi chiều con đá banh về lấm lem bùn đất, nồng nã mồ hôi, những ngày con bày biện vẽ vời lem nhem từ sáng đến chiều mà mẹ không bắt ăn ngủ đúng giờ. “Nghỉ hè” là để nghỉ. Nghỉ hè là để lớn lên.
Nếu có một cơ hội để cả gia đình đi du lịch thì sẽ thêm một dấu ấn nữa. Nhưng nếu không, mỗi người cũng đã rất vui với mùa hè nho nhỏ của mình. Không áp lực, không phải đầu tư tốn kém, nhưng chắc chắn sau mùa hè, các con sẽ có những kỷ niệm khó quên.
Cảm ơn cô giáo dạy toán của con đã động viên ba mẹ cho con nghỉ hẳn trong mùa hè này, “đừng bắt học để rồi đứa nào cũng ghét học”, cô nói vậy. Ừ thì, chuyện học là chuyện suốt đời mà. Mẹ chợt nhớ một câu thơ rất cũ: “Tất cả chúng ta rồi sẽ ngã ra khỏi tuổi thơ. Không kịp nhìn táo trắng nở hoa…”.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Kỳ nghỉ hè của con: Con ký hợp đồng làm... nông dân
- Nhốt con trong nhà - Kỳ nghỉ hè ám ảnh của phụ huynh nghèo và con trẻ Hà Nội
- Mùa nghỉ hè cũng là mùa... gameshow nhí?
- Nghỉ hè, mẹ lo con thành... "thánh ngủ"
- Nghỉ hè nên cho con làm những gì?
- Mẹ thường xuyên nói 4 câu "thần chú" này, con lớn lên thông minh xuất sắc, thành danh thành tài
- 4 tuyệt chiêu của cha mẹ Nhật giúp dạy con thành đứa trẻ tự lập, ham học hỏi
- 4 phương pháp không hề tốn kém nhưng giúp cha mẹ tạo nên những đứa trẻ IQ cao vượt trội
- 5 kiểu gia đình nuôi dạy nên những đứa trẻ xuất chúng: Không chỉ giỏi giang mà còn hiếu thảo
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua