Dòng sự kiện:

Xử lý "đầu xuôi đuôi lọt" cho bà bầu khôi thai ngược

20:00 20/10/2015
Việc "vượt cạn” của các bà mẹ tương lai theo cách nào để được bác sĩ quyết định tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Những yếu tố gì được xem xét tới?
 

 

Từ tuần 32-36 thai kỳ, thai nhi sẽ tự xoay chuyển cơ thể để về vị trí thuận lợi cho việc sinh nở. Ngôi thai lý tưởng nhất để cuộc sinh nở thuận lợi là ngôi xoay đầu, đầu bé chúc xuống và gáy quay về phía bụng mẹ. Thông thường từ tuần thai thứ 28 thai nhi bắt đầu xoay đầu và chúc đầu xuống phía dưới xương chậu để ổn định vị trí ngôi thai chuẩn bị cho hành trình chào đời của bé.

Nguy hiểm đối với thai nhi ngược

3 kiểu khôi thai mẹ bầu sẽ gặp phải.

- Về mẹ: dễ bị rách phần mềm (tầng sinh môn, cổ tử cung) khi đầu lọt ra.

- Về thai nhi: dễ sa dây rốn hay chèn ép dây rốn dẫn đến tử vong. Nhẹ hơn là các sang chấn trong lúc sinh như xuất huyết não – màng não, liệt thần kinh cánh tay, gãy xương đùi, rách cơ ức đòn chũm. Nếu nắm thai kéo không đúng cách, có thể gây tổn thương các tạng trong bụng.

- Có một số yếu tố khác cũng dễ gây tai biến: sản phụ rặn đẻ khi cổ tử cung chưa mở trọn, gây kẹt đầu hậu; tay thai nhi giơ cao làm cuộc sinh bị kéo dài, thai ngạt, có thể gãy xương cánh tay khi thủ thuật hạ tay. Đầu ngửa làm cho đường kính trở nên quá lớn, gây kẹt đầu hậu. Cho nên sinh ngôi ngược khó khăn và nguy hiểm.

Chẩn đoán trước khi sinh


Việc "vượt cạn” của các bà mẹ tương lai theo cách nào để được bác sĩ quyết định tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Những yếu tố gì được xem xét tới?

– Tuổi của thai phụ.

– Những đặc điểm của bộ phận sinh dục của người phụ nữ (như thai phụ có bệnh gì liên quan tới dạ con hay không, hoặc quá trình mang bầu có gì trục trặc bất bình thường hay không).

– Các vấn đề liên quan tới những cơ quan khác như hệ thống tim mạch, hệ thống hô hấp hoặc nội tiết (như các bệnh tim bẩm sinh, hen phế quản hay tiểu đường).

– Kích thước vùng xương chậu của thai phụ.

– Trọng lượng ước tính của thai nhi. Lý tưởng nhất là thai có trọng lượng từ 2,500kg tới 3,500 kg. Nếu thai nhi được dự đoán sẽ có trọng lượng từ 3.600kg trở lên, các bác sĩ thiên về phương pháp mổ đẻ.

– Sức khoẻ của chính thai nhi và độ mở của cổ tử cung.

– Giới tính của thai nhi.

Thực hiện xoay thai


Khi phát hiện ngôi thai không thuận, có thể lúc khám bác sĩ sử dụng các phương pháp xoay ngôi thai, có thể phân thành phương pháp xoay ngoài và phương pháp xoay trong.

- Điều kiện : Áp dụng phương pháp này cần chuẩn bị các điều kiện như: Thai và tử cung bình thường, không có tiền sử mổ tử cung hoặc tiền sử sảy thai, xương chậu không hẹp, thai nhi còn chưa lọt vào xương chậu, không có hội chứng cao huyết áp trong khi mang thai.

- Thời gian thuận lợi nhất để xoay thai là trước tuần thai thứ 32 và thai có thể xoay chuyển tự nhiên, nhưng sau tuần 32, thai nhi khá to, xoay chuyển sẽ khó khăn. Nếu sang tuần 36, thậm chí sau khi chuyển dạ, thai nhi vẫn chưa lọt xuống xương chậu, tử cung co lại không nhiều thì cần phải áp dụng phương pháp xoay ngôi thai.

- Trước khi thực hiện xoay thai, sản phụ nên giữ tinh thần thoải mái, đi tiểu tiện, nên hít thở sâu theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thay đổi ngôi thai trong khi đang chuyển dạ

Sinh trong bệnh viện thường phải tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thử áp dụng những mẹo sau khi chưa phải nằm trên bàn đẻ:

- Cố gắng đứng thẳng càng lâu càng tốt.

- Nghiêng người về phía trước khi có các cơn gò.

- Nhờ ai đó mát xa lưng khi chuyển dạ.

- Đung đưa hông trong khi có các cơn gò để giúp bé “đổi hướng” trong quá trình di chuyển ra ngoài.

- Tránh ngồi ghế hay ngồi giường với vị trí nằm ngửa.

- Nếu cảm thấy quá mệt trong khi chuyển dạ thì hãy nằm nghiêng và dạng chân để hông luôn mở rộng, giúp quá trình chuyển dạ không bị ảnh hưởng.

 Lưu ý khi thực hiện xoay ngôi thai


Ngôi thai không thuận có nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu ngôi ngược do dây rốn ngắn hoặc dây rốn quấn cổ, càng xoay, dây rốn càng dễ đứt, gây bong nhau hoặc chảy máu trong tử cung. Trường hợp ngôi ngược do tử cung dị dạng, việc xoay thai dễ gây vỡ tử cung.

Như vậy, với hiện tượng ngôi ngược hoặc ngôi ngang, việc xoay thai là không cần thiết. Nếu không cẩn thận có thể gây nguy hại cả mẹ lẫn con. Tốt nhất, bạn nên đi khám định kỳ và bác sĩ sẽ có chỉ định hợp lý.

 

TUỆ ANH (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam