Dòng sự kiện:

Ý nghĩa đặc biệt của việc cho con bú khi mang thai mẹ cần biết

04:49 11/10/2015
Đôi khi bạn có thể tưởng rằng cho bé lớn bú, lấy mất chất cần cho sự phát triển tốt của thai nhi.
 [mecloud]oV6WoUjcgY[/mecloud]

 

Bạn đang mang thai và vẫn tiếp tục cho bé lớn bú mẹ. Mẹ cũng không biết có thể nên tiếp tục cho bé lớn bú khi mới cấn thai và tiếp tục sau đó nữa hay không. Có lẽ có người khuyên bạn phải cai sữa cho bé lớn đi. Hoặc cũng có thể bạn đã biết có người cho con bú suốt khi mang thai và tự hỏi như thế nào là đúng.


Nhưng vẫn có những băn khoăn là không biết nếu kéo dài tình trạng này thì có tốt hay không hay có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của người mẹ và liệu rằng việc cho con bú trong thời gian thai kỳ lần hai thì có nên không.

Có thể bạn lo lắng mình sẽ không tài nào ăn uống đầy đủ để vừa nuôi dưỡng bào thai đang phát triển bên trong vừa sản xuất đủ sữa cho bé đang bú. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta thật tuyệt vời và biết chính xác phải làm gì. Ăn uống lành mạnh, cân bằng, ăn khi đói và uống khi khát, là tất cả những gì cần thiết.

Những thay đổi bình thường khi cho bé bú sữa mẹ trong thời gian mang thai.


-Núm vú và bầu ngực của bạn có thể mềm hơn trong khi mang thai.

-Nguồn sữa của bạn có thể giảm đi một chút.

-Bé con có thể thông báo rằng sữa của mẹ có mùi vị khác lạ. Tại sao vậy? Vào cuối thai kỳ, sữa của mẹ thay đổi thành một loại sữa non. Đây là loại sữa sền sệt, màu hơi vàng mà cơ thể sản sinh ra lúc bạn đang mang thai và trong vài ngày đầu tiên sau khi em bé được sinh ra.

Một số bà mẹ lo ngại rằng việc kích thích núm vú trong thời gian cho con bú sẽ dẫn đến sinh non. Thực tế, sự kích thích núm vú sẽ kích hoạt cơ thể bạn sản xuất ra oxytocin – loại hormone hỗ trợ tiết sữa và góp phần tạo ra các cơn co thắt khi lâm bồn.

Tuy nhiên, lượng oxytocin phát sinh này không đủ để kích thích tử cung co thắt trong những trường hợp bình thường. Riêng trường hợp bạn thuộc nhóm có nguy cơ chuyển dạ sớm, bác sĩ có thể đưa bạn vào diện cần kiêng cữ như không được “yêu” hoặc để “núi đôi” bị kích thích. Khi đó, bạn mới không nên tiếp tục cho bé bú mẹ để đảm bảo an toàn cho thai nhi trong bụng.

Đứa bé trong bụng có bị ảnh hưởng gì không?


Phụ nữ có thể lo ngại về sự sống của thai nhi nếu bạn tiếp tục cho bé lớn bú. Đối với một thai kỳ khỏe mạnh bình thường, không có tiền sử sẩy thai hoặc doạ sinh non trước 20 tuần đầu, không có bằng chứng cho thấy con bé lớn bú mẹ gây tổn hại cho thai nhi. Nếu bạn bị sẩy thai, thì không phải là vì việc bạn tiếp tục cho bé lớn bú đâu!

Đôi khi bạn có thể tưởng rằng cho bé lớn bú, lấy mất chất cần cho sự phát triển tốt của thai nhi. Thực tế là thai nhi luôn được ưu tiên về mọi dưỡng chất cần thiết, và thậm có thể khỏe mạnh hơn bình thường, vì bạn có ý thức về dinh dưỡng và chăm sóc bản thân tốt hơn trong thời gian mang thai này. Những lo lắng có thể là trẻ sơ sinh của bạn có thể bị bé lớn "tước mất" sữa non. Một số bà mẹ cố ý cho bé lớn bú riêng một bên vú khi cuối thai kỳ, nhưng sữa non luôn xuất hiện trở lại một cách tự động khi gần sinh mà không cần bà mẹ phải cố ý làm bất cứ điều gì.

 

 

TUỆ ANH (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam