5 lầm tưởng của bố mẹ về tác hại của các thiết bị điện tử đến trẻ nhỏ
Hiểu đúng về ảnh hưởng của việc tiếp xúc với màn hình các loại thiết bị điện tử là rất khó. Ngay cả Viện Y khoa Trẻ em Mỹ cũng gặp không ít khó khăn trong việc giúp các bậc phụ huynh có thể hiểu đúng và tạo ra sự cân bằng giữa công nghệ và cuộc sống cho trẻ. Với giá thành ngày một rẻ, hầu hết các gia đình đều có thể mua được, những thiết bị điện tử hiện nay phổ biến hơn bao giờ hết. Điều đó cũng dẫn đến nhiều lầm tưởng về ảnh hưởng của các loại màn hình điện tử khi trẻ tiếp xúc, và sau đây là 5 lầm tưởng phổ biến nhất trong số đó.
Chỉ có trẻ mới cần có giới hạn thời gian tiếp xúc với màn hình điện tử
Ngoài giám sát con thì bố mẹ cũng nên quản lý thời gian xem TV, Ipad hay dùng điện thoại của chính mình. Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc bố mẹ tiếp xúc với các loại màn hình có thể ảnh hưởng xấu đến cả bố mẹ lẫn trẻ nhỏ.
Không chỉ trẻ mà bố mẹ cũng cần phải giới hạn thời gian tiếp xúc với các loại màn hình (Ảnh minh họa).
Một tác hại rõ rệt của việc bố mẹ chú tâm vào các loại màn hình điện tử chính là mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu bố mẹ dành nhiều thời gian trên các màn hình điện tử hơn con cái họ có thể làm tăng sự bất mãn cho con và mất niềm tin trong một mối quan hệ. Sự bất mãn đó dẫn đến những nỗi phiền muộn của trẻ và vô số hậu quả khác.
Không dừng lại ở đó, việc bố mẹ dán mắt vào máy tính, Ipad hay điện thoại cũng có thể gây ra cách cư xử không ngoan ở trẻ. Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng khi bố mẹ bị làm phiền bởi những thiết bị công nghệ nhiều lần trong lúc dành thời gian cho con thì trẻ thường sẽ có xu hướng hay mè nheo và cư xử không ngoan.
Cứ tiếp xúc với mà hình điện tử là không tốt
Khi mà các khuyến cáo đưa ra các tác hại khi trẻ sử dụng công nghệ, các bậc phụ huynh đều cho rằng bất cứ loại màn hình nào cũng là một mối nguy cơ tiềm tàng. Nhưng bố mẹ cần nhớ rằng tiếp xúc với những thiết bị công nghệ cũng là một công cụ hữu ích.
Bố mẹ cần đảm bảo thời gian xem TV hay dùng Ipad phải thật hữu ích (Ảnh minh họa).
Ví dụ, các chuyên gia về phương pháp giáo dục trẻ em chỉ ra rằng sử dụng Facetime để trò chuyện với bố mẹ hay người thân ở xa không phải là một việc xấu. Điều đó cũng đúng với những thiết bị có tính năng tương tự khác. Vì thế các chuyên gia khuyến nghị rằng nhiều khi sự ảnh hưởng không phải chỉ đến từ thời gian tiếp xúc là bao lâu, mà còn bởi liệu trẻ có đang bị thụ động tiếp thu từ những thiết bị này hay không.
Tất nhiên bố mẹ vẫn cần kiểm soát thời gian. Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ AAP gợi ý thời gian tiếp xúc với các loại màn hình là 1 tiếng mỗi ngày cho trẻ từ 2 đến 5 tuổi. Nhưng đồng thời bố mẹ cũng phải đảm bảo rằng thời gian đó phải mang tính tương tác và học hỏi cao.
Chỉ cần chú trọng đến nội dung
Dù nội dung mang tính tương tác và học hỏi cao có thể làm tăng thêm ưu điểm cho thời gian tiếp xúc với công nghệ thì tất cả các loại mình đều có chung một tác hại vô cùng lớn, đó chính là ánh sáng xanh.
Theo các báo cáo khoa học gần đây, ánh sáng xanh khiến não ngừng sản xuất Melatonin, một hormone giúp cơ thể chìm vào giấc ngủ. Vì vậy, ánh sáng từ màn hình có thể làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ, khiến trẻ khó ngủ hơn, dần gây hại cho sức khỏe. Các chuyên gia khuyên rằng không nên để bất cứ loại màn hình nào trong phòng ngủ của con lẫn của bố mẹ.
Ánh sáng từ màn hình điện tử là nguyên nhân gây hại duy nhất
Ánh sáng không phải yếu tố duy nhất làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của một đứa trẻ. Những nghiên cứu đã tìm ra rằng tiếng TV cũng có thể có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Khi một đứa trẻ nhỏ bị bao quanh bởi rất nhiều các âm thanh, bao gồm cả tiếng của bố mẹ, tiếng TV thì đứa trẻ không thể tập trung vào bố mẹ và phân biệt âm thanh được, chỉ trừ khi chúng tận mắt nhìn thấy bố mẹ đang nói chuyện.
Chỉ trẻ nhỏ mới bị ảnh hưởng
Hầu hết như những giới hạn về giờ giấc tiếp xúc với các loại màn hình thì chỉ tập trung vào trẻ nhỏ vì đây dường như là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Tuy nhiên nghiên cứu đã cho thấy rằng những thói quen tiếp xúc với công nghệ cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ lớn hơn.
Ví dụ, những chuyên gia cho rằng những phụ huynh làm gương xấu cho con khi dùng điện thoại hay Ipad lúc đang lái xe thì có nhiều khả năng con của họ khi bước vào tuổi teen cũng sẽ có những thói quen xấu, đặc biệt là thói quen vừa dùng điện thoại vừa lái xe. Vì thế, họ đặc biệt khuyên bố mẹ không nên dùng bất cứ loại thiết bị nào khi đang lái xe.
Sử dụng nhiều thiết bị công nghệ cũng đe dọa đến tình yêu và các mối quan hệ trong tương lai của trẻ. Vì thế có lẽ bố mẹ nên kiểm soát thời gian tiếp xúc các loại màn hình của trẻ cho tới khi con vào đại học.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Biến biển cả thành lớp học - gia đình Philippines khiến mọi người kinh ngạc về cách dạy con
- 8 nguyên tắc dạy con được phụ huynh khắp thế giới hết lời ca ngợi
- Hai cách dạy con ngoan được nhiều cha mẹ Nhật áp dụng
- Mẹ Việt tiết lộ bí quyết dạy con gái 7 tuổi nói lưu loát 5 ngôn ngữ
- Mẹ thường xuyên nói 4 câu "thần chú" này, con lớn lên thông minh xuất sắc, thành danh thành tài
- 4 tuyệt chiêu của cha mẹ Nhật giúp dạy con thành đứa trẻ tự lập, ham học hỏi
- 4 phương pháp không hề tốn kém nhưng giúp cha mẹ tạo nên những đứa trẻ IQ cao vượt trội
- 5 kiểu gia đình nuôi dạy nên những đứa trẻ xuất chúng: Không chỉ giỏi giang mà còn hiếu thảo
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua