Ba mẹ Việt muốn con đi du học phải làm gì - Kỳ cuối: Lời dặn con gái
Hè 2017, con gái tôi hết năm học thứ hai đại học ở một đất nước Bắc Âu. Bé thi đậu, được miễn 100% học phí, chỉ tốn tiền ăn, ở, đi lại, tầm ngoài 10 triệu đồng mỗi tháng.
Con gái Đoàn Lê Huệ Quyên của tác giả trong một chuyến đi từ Phần Lan đến Thụy Điển bằng tàu biển giá rẻ
Ngoài kiến thức ngoại ngữ và những việc khác, du học sinh cần trang bị cho mình kỹ năng nấu nướng, làm việc nhà, việc này tưởng nhỏ nhưng rất quan trọng nơi xứ người.
Hè 2017, con gái tôi hết năm học thứ hai đại học ở một đất nước Bắc Âu. Bé thi đậu, được miễn 100% học phí, chỉ tốn tiền ăn, ở, đi lại, tầm ngoài 10 triệu đồng mỗi tháng. Nhờ bé biết nấu nhiều món, nên việc ăn uống thuận lợi và đỡ tốn rất nhiều…
Đừng tin công ty dịch vụ
Các phụ huynh đừng bao giờ nghe một số công ty làm dịch vụ về du học quảng cáo rằng: đưa du học sinh đi Mỹ, Anh, hay các nước châu Âu mà không cần biết (hoặc không cần rành) tiếng Anh. Thử hỏi, qua xứ người, giảng viên giảng bằng tiếng Anh mà không biết thì làm sao nghe và hiểu bài được. Nắm vững tiếng Anh thì việc học của các em nhẹ nhàng hơn, không bị căng thẳng.
Kế đến, cũng như chọn ngành học trong nước, hãy để các em chọn ngành học ở nước ngoài theo sở thích. Cha mẹ chỉ là “nhà tư vấn”, gợi ý cho các em về một số ngành nghề, tính chất công việc, khả năng kiếm việc làm của nghề đó; những ngành có thể dễ tìm việc ở nước sở tại (nếu các em có ý định ở lại sinh sống tại quốc gia đó).
Ngoài vốn tiếng Anh, tìm hiểu về đất nước, con người… quốc gia chuẩn bị đến học, thì điều rất quan trọng là trang bị cho các em “vốn liếng” về chế biến các món ăn, thức uống, và làm việc nhà như lau nhà, dọn dẹp, giặt đồ… Điều này cực kỳ quan trọng, bởi sang xứ người, các em giống như ra ở riêng, sống một mình, tự lập, tự làm từ A – Z.
Nếu không biết đi chợ, nấu ăn, phải ăn uống bên ngoài mà tính bằng USD, Euro thì cực kỳ tốn kém. Thực tế, có nhiều em khi ở Việt Nam là con nhà khá giả, con cưng, nhà có người làm, nên chưa hề đụng đến chuyện bếp núc, dọn dẹp nhà cửa…, khi du học, các em không biết đi chợ, không biết tính toán mua những nguyên liệu gì để phối hợp chế biến món ăn; mua về không biết nấu, rất vất vả.
Con gái tôi khi ở Việt Nam, được mẹ “huấn luyện” đã biết nấu món Việt, tự làm một số món Hàn, pha chế thức uống, làm bánh, nên khi sang bên ấy nhẹ nhàng về khoản nấu ăn và giảm chi phí rất nhiều.
Cần nhớ, bữa ăn ngon, đủ chất sẽ giúp các em đủ sức học tập, chưa nói là có sức “chiến” với cái lạnh của Bắc Âu.
Phải biết những vật dụng cần mang theo
Lần đầu các em đi du học, cần những đồ dùng, dụng cụ nhà bếp, đồ dùng cá nhân… như ra ở riêng. Tuy nhiên, trước khi đi, các em cần lên mạng (hoặc qua những người đi trước) để biết những vật dụng gì khi mua bên nước sở tại giá tương đương thì khỏi mang từ Việt Nam qua.
Chỉ sắm những món bên ấy không có, hoặc có nhưng quá đắt. Quần áo, áo ấm, giày dép… có thể trang bị trước một cơ số cần thiết. Với áo ấm, qua bên ấy sắm thêm (mới chống được cái lạnh bên ấy).
Đem theo nhiều loại thực phẩm mà các em thích dùng nhưng bên đó không có hoặc quá đắt. Có thể bỏ thêm một ít gói mì ăn liền để một hai ngày đầu khi mới sang, các em chưa quen quán, chợ, có thể dùng “chống đói”.
Một số đồ dùng khác như nồi, chảo, dao, muỗng… đem theo một ít, sang bên ấy mua mới, hoặc mua lại từ những du học sinh học xong về nước, bán lại (cái này có thể lên mạng kiếm).
Cần mang theo một số loại thuốc thường dùng như: giảm đau, hạ sốt; chống dị ứng (vì lạ môi trường thời tiết, dễ bị sổ mũi do dị ứng); thuốc trị rối loạn tiêu hóa (vì mới sang, ăn uống món lạ dễ gây rối loạn tiêu hóa); viên sắt (với các em thiếu sắt); một ít kháng sinh; mấy chai dầu nóng; mấy hộp miếng dán giảm đau… Tất cả đều bỏ hộp ra cho gọn nhẹ, chỉ giữ lại tờ hướng dẫn sử dụng.
Dặn riêng con gái
Có con đi du học, ba mẹ thường lo lắng khi xa con. Với con gái, trước khi ra nước ngoài du học, cũng như trong thời gian các em ở nước ngoài, ba, mẹ nên thường xuyên chia sẻ với con về việc “giữ mình”, cảnh giác với những kẻ xấu, cẩn thận trong lựa chọn bạn trai, đi lại (nhất là ban đêm) cần để ý… Điều quan trọng là làm sao để các con khi có những niềm vui, thành công hay khó khăn…đều chia sẻ với ba, mẹ. Khi đó chúng ta nắm bắt để có những chia sẻ, động viên hay giúp con vượt qua khó khăn một cách kịp thời.
Chia sẻ từ con gái: Gửi các bạn du học sinh tương lai Về chọn ngành học ở nước ngoài, các bạn du học sinh cần lưu ý, nếu có ý định ở lại thì không nên chọn ngành mình thích khi quốc gia mình muốn ở lại không có việc làm cho ngành nghề đó; nếu muốn học xong về nước làm việc thì cũng lưu ý, chọn ngành ở quê hương giúp bạn dễ phát triển, vì có những ngành học ở nước ngoài mà Việt Nam không có. Cha mẹ khi tư vấn ngành học cho con ở nước ngoài cũng cần hiểu rõ những ngành nghề ở quốc gia con mình đến học, chứ không chỉ dựa trên kinh nghiệm của cha, mẹ. Giao tiếp tiếng Anh rất cần thiết, vì mỗi quốc gia, mỗi thành phố có cách phát âm tiếng Anh khác nhau, nên cho dù điểm IELTS ở Việt Nam có cao cũng chưa chắc nghe được người nước ngoài nói. Giao tiếp thông thường cũng như thảo luận bằng tiếng Anh của nhiều du học sinh Việt Nam chưa được tốt. Có những bạn vì ngại nói nên khi làm việc nhóm thường chọn nhóm toàn người Việt.
Về vấn đề ngành học, nên tìm hiểu kỹ trường và ngành mình sẽ học có phù hợp với mong muốn của mình hay không. Việc này có thể tham khảo ý kiến của những anh chị du học sinh đã từng. Tuy nhiên, khi đi học, sau một năm có thể du học sinh sẽ thấy mình thích ngành khác, trường khác hơn. Lúc đó nên cân nhắc kỹ để chuyển trường, ngành nếu thấy thực sự cần thiết. Bỏ đi một năm học đỡ phí hơn là học hết 4 năm một ngành mà mình không thích để rồi sau đó không đi làm ngành đã học. Lưu ý, không nên chạy theo số đông để học một ngành nào đó.
Ngoài ra, cần hiểu về giảng dạy và cách học ở nước ngoài, nhiều sinh viên Việt Nam đã quen với cách học thụ động, chỉ nhận một lượng rất lớn kiến thức từ giáo viên nên khi qua nước ngoài sẽ bất ngờ. Tùy theo cách dạy của từng trường, sẽ có sinh viên cảm thấy chán vì giáo viên "chẳng dạy gì cả".
Cách giáo dục tiên tiến ở các nước là để sinh viên tự nghiên cứu là chính, những gì giáo viên dạy chỉ là những kiến thức cơ bản, nền tảng nhất và họ muốn đưa một lượng kiến thức vừa phải để sinh viên có cơ hội nhớ lâu hơn cũng như hiểu sâu vấn đề chứ không đơn thuần là chỉ biết kiến thức trên giấy.
Kèm theo đó sinh viên nên tự tìm hiểu thêm về những khía cạnh khác của ngành học mà mình thấy thích thú, có thể hỏi trực tiếp giáo viên để biết nguồn thông tin đáng tin cậy và có hiệu quả để tìm hiểu.
Giáo viên chỉ là người giúp đỡ chúng ta có nền tảng để hướng chúng ta tới việc tự tìm hiểu hiệu quả, không phải tất cả lượng kiến thức chúng ta cần học đều từ những gì giáo viên đưa ra.
Đoàn Lê Huệ Quyên
|
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Timeline
Tin liên quan
- Ba mẹ Việt muốn con đi du học phải làm gì - Kỳ 1: Phải học tiếng Anh
- Thành tích của 'thần đồng' Đỗ Nhật Nam trong 3 năm du học Mỹ
- Có nên đi du học Mỹ khi ông Donald Trump lên làm Tổng thống?
- Yêu cô gái trên bìa báo, chàng du học sinh bỏ học đi tìm nàng và cái kết bất ngờ
- Cho con du học khi không biết luộc trứng và những hậu quả khôn lường
- Mẹ Việt và hành trình nhọc nhằn cho con du học từ năm 4 tuổi
- Ngắm nữ du học sinh Việt ở Mỹ gợi cảm với áo dài trắng
Có thể bạn quan tâm
- Mẹ thường xuyên nói 4 câu "thần chú" này, con lớn lên thông minh xuất sắc, thành danh thành tài
- 4 tuyệt chiêu của cha mẹ Nhật giúp dạy con thành đứa trẻ tự lập, ham học hỏi
- 4 phương pháp không hề tốn kém nhưng giúp cha mẹ tạo nên những đứa trẻ IQ cao vượt trội
- 5 kiểu gia đình nuôi dạy nên những đứa trẻ xuất chúng: Không chỉ giỏi giang mà còn hiếu thảo
Tin khác
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua