Bột ngọt ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe của trẻ nhỏ?
Câu hỏi: Tôi nghe nói ở các nước phát triển không dùng bột ngọt. Vậy bột ngọt có ảnh hưởng gì đến sức khỏe, thưa bác sĩ?
Trả lời: Dựa theo các tài liệu khoa học đáng tin cậy, các tổ chức y tế và sức khỏe uy tín trên thế giới như Ủy ban các Chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm (The Joint Expert Committee on Food Additives – JECFA) của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới (FAO/WHO), Ủy ban Các chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm của Cộng đồng chung châu u hay Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (US FDA) đều xác nhận tính an toàn của bột ngọt và không đưa ra giới hạn nào cho liều lượng sử dụng hàng ngày (ADI-acceptable daily intake). Tại Việt Nam, bột ngọt cũng nằm trong danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng của Bộ Y tế.
Ngoài ra, có thông tin cho rằng, bột ngọt không được sử dụng ở các nước phát triển như Mỹ, Pháp…thậm chí là cả tại Nhật Bản – “quê hương” của bột ngọt. Thực tế, bột ngọt được dùng ở các nước này tuy có khác chúng ta về thói quen sử dụng. Ở các nước phát triển, do không có nhiều thời gian chế biến món ăn nên người tiêu dùng thường sử dụng các gia vị tổng hợp như hạt nêm, nước xốt để nêm nếm món ăn; trong các gia vị tổng hợp này thường đã có sẵn bột ngọt; ngoài ra các thực phẩm ăn liền, thực phẩm chế biến sẵn hay các sản phẩm đông lạnh cũng thường được bổ sung sẵn bột ngọt nên người tiêu dùng không cần nêm nếm bột ngọt trực tiếp nữa.
TS. BS. Lâm Vĩnh Niên – Trưởng khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện Đại học Y dược
Câu hỏi: Thưa bác sĩ, sử dụng bột ngọt có ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ em không?
Cho đến nay nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy bột ngọt an toàn cho các quần thể dân số nói chung, trong đó có phụ nữ mang thai và bào thai, bà mẹ cho con bú và trẻ bú mẹ, trẻ em nói chung. Nghiên cứu trên trẻ nhỏ cho thấy trẻ chuyển hoá glutamate (thành phần chính của bột ngọt) như ở người lớn; nghiên cứu ở trẻ 1 tuổi ăn súp chứa bột ngọt ở các liều 0, 25 và 50 mg/kg cân nặng cơ thể đã khẳng định điều này. Sữa mẹ cũng rất giàu glutamate tự do nên ngay từ khi mới chào đời, cơ thể trẻ em đã quen với việc hấp thu một lượng lớn glutamate thông qua sữa mẹ.
TS. BS. Lâm Vĩnh Niên – Trưởng khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện Đại học Y dược
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Bé 8 tháng chỉ thích ăn bột ngọt khiến mẹ stress
- 5 món ăn không được nêm bột ngọt nếu không muốn hại sức khỏe
- Hoảng hồn hàng tấn bột ngọt giả nguyên liệu từ Trung Quốc tiêu thụ mỗi ngày
- Bí ẩn "an toàn" của bột ngọt mà mẹ cứ ngỡ là đúng?
- 70% nữ giới bị suy giãn tĩnh mạch chân: Đừng bỏ lỡ 5 giải pháp tiết kiệm và an toàn này
- Mẹ bỉm sữa được lợi gì nếu dùng nước muối sinh lý đơn liều để vệ sinh mắt mũi cho trẻ
- 4 loại thảo dược hỗ trợ đắc lực cho bệnh giãn tĩnh mạch chân
- Thảo dược quý từ Pháp khắc tinh của bệnh giãn tĩnh mạch sâu chi dưới
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua