Đoán bệnh qua mùi cơ thể
Mùi từ các bộ phận cơ thể đặc trưng cho từng cá nhân, được tạo thành từ nhiều hợp chất và thay đổi tùy theo lứa tuổi, giới tính, chế độ ăn uống, hoạt động quan hệ tình dục, quá trình chuyển hóa. Trao đổi với CNN, nhà tâm lý học thực nghiệm tại Viện nghiên cứu Karolinska (Thụy Điển) là Mats Olsson cho biết những khác biệt dù chỉ rất nhỏ về mùi cơ thể cũng tiết lộ tình trạng sức khỏe.
"Một số căn bệnh gây ra mùi đặc trưng", Olsson nói. Cho đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện một số bệnh gây ra mùi đặc trưng, ví dụ như người bị sốt thương hàn có mùi bánh mì nướng, bệnh nhân sốt vàng da có mùi giống cửa hàng bán thịt còn ai mắc bệnh tràng nhạc do viêm tuyến sẽ có mùi bia cũ. Phổ biến hơn, tiểu đường khiến con người xuất hiện mùi táo thối vì hơi thở giải phóng một lượng thấp acetone.
Người bị tiểu đường thường có mùi táo thối (Ảnh minh họa)
Mùi trái cây trong hơi thở
Có nhiều người tự hào về điều đó, họ thích thú với hơi thở thơm mùi hoa quả của mình nhưng thực tế đây là một mùi cơ thể cực kỳ nguy hiểm. Hiện tượng này cho thấy bạn đang gặp phải những vấn đề về tiểu đường và lượng đường trong máu bạn đang ở mức độ cao. Nếu bạn không lưu tâm và để mặc tình trạng này gia tăng thì bạn sẽ gặp phải vô vàn rắc rối, trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến tử vong.
Mùi chân
Nếu mùi hôi chân xuất hiện đi kèm với các triệu chứng trên ngón chân như phồng rộp, da khô và có nhiều nốt đỏ thì bạn rất có thể đang bị nấm chân. Các loại nấm này xâm nhập vào lớp sừng trên bề mặt da bằng cách tiết ra các men keratinase có khả năng tiêu chất sừng. Ngoài ra, chúng còn có chứa các chất có khả năng ức chế đáp ứng miễn dịch của cơ thể và giảm sự sinh sản của các tế bào sừng, gây tình trạng nhiễm khuẩn mạn tính.
Nếu bạn không cẩn thận và chạm vùng bị nấm vào các vùng da khác trên cơ thể thì nấm chân có thể theo đó lây lan và khiến các vùng da đó bị lây nhiễm.
Trưởng hợp xấu nhất là bạn có thể bị viêm mô bào (Cellulitis) là tình trạng viêm khu trú hoặc lan tỏa do nhiễm khuẩn cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính tổ chức liên kết của da.
“Chất thải” nặng mùi
Nếu bạn thải ra phân màu đen với mùi hôi thối khủng khiếp mà trong vòng 16 giờ trước đó, bạn không hề nhấp một ngụm rượu nào thì có thể bạn bị chảy máu ở bộ phận tiêu hóa, và việc chảy máu này có nguyên nhân từ một khối u hay viêm loét.
Khí hư có mùi hôi
Thông thường khi mắc bệnh phụ khoa ở chị em phụ nữ thường có những triệu chứng như: ra nhiều khí hư, khí hư có mùi hôi, mùi tanh, khí hư có màu vàng, màu nâu, hay màu trắng đục... đồng thời kèm theo một số những triệu chứng như ngứa rát âm đạo, âm hộ.
Theo Gia đình Việt Nam
- Bé chưa biết nói, mẹ đoán "bệnh" qua tiếng khóc của con
- Chẩn đoán bệnh qua một số dấu hiệu sưng
- Chẩn đoán bệnh qua các vị trí đau bụng
- Đoán bệnh qua màu sắc bất thường của kinh nguyệt
- Đoán bệnh trẻ qua màu nước tiểu
- 70% nữ giới bị suy giãn tĩnh mạch chân: Đừng bỏ lỡ 5 giải pháp tiết kiệm và an toàn này
- Mẹ bỉm sữa được lợi gì nếu dùng nước muối sinh lý đơn liều để vệ sinh mắt mũi cho trẻ
- 4 loại thảo dược hỗ trợ đắc lực cho bệnh giãn tĩnh mạch chân
- Thảo dược quý từ Pháp khắc tinh của bệnh giãn tĩnh mạch sâu chi dưới
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua