Nguy cơ nhiễm trùng tai vì sử dụng chung tai nghe với người khác
Tai nghe phone, tai nghe điện thoại là những vật dụng không thể thiếu để bạn thưởng thức những bản nhạc du dương, tuy nhiên nếu lười vệ sinh tai nghe hay cho dùng chung tai nghe có thể khiến bạn rước bệnh vào người.
Theo The Sun, đeo chung tai nghe có thể làm cho bạn dễ bị nhiễm trùng hơn, do sự trao đổi tế bào da chết, vi khuẩn và ráy tai.
Giáo sư sức khỏe môi trường, Kelly Reynolds, tiết lộ rằng vi khuẩn ẩn trên tai có thể gây ra bệnh tật. Và để tránh điều này, bạn nên làm sach tai nghe của mình sau khi cho người khác mượn.
Nghe chung tai nghe có thể khiến bạn bị nhiễm trùng tai.
Mỗi người có một sự cân bằng hệ vi khuẩn duy nhất. Bất cứ khi nào bạn chia sẻ tai nghe với bạn bè sẽ có nguy cơ làm mất cân bằng vấn đề này và có thể gây nhiễm trùng tai. Nếu bạn thường xuyên sử dụng tai nghe hãy nhớ lau tai nghe ít nhất mỗi tuần một lần.
Bà Kelly Reynolds cho biết: " Để làm sạch tại nghe, bạn nên lau nó bằng bông có thấm một chút nước khử trùng hoặc rượu.”
Nghiên cứu cho thấy rằng hầu hết trên tai của con người đều chứa vi khuẩn như: Pseudomonas( trực khuẩn mủ xanh), tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn. Trên thực tế thì những loại vi khuẩn này không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe, nhưng nếu số lượng vi khuẩn quá nhiều, hoặc nếu vi khuẩn mới xâm nhập sâu vào tai của bạn, nó có thể gây ra nhiễm trùng.
Tai nghe có khả năng giữ nhiệt và độ ẩm bên trong tai, điều này tạo ra nơi sinh sản hoàn hảo cho vi khuẩn. Nếu bạn sử dụng chung tai nghe với bất kỳ một ai, kể cả người thân,thì số lượng vi khuẩn có thể sẽ tăng lên. Hơn nữa, nếu vi khuẩn tụ cầu trên tai tiếp xúc một với vết thương hở thì có thể dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng.
Nhiễm trùng tai có thể phát sinh ra một số bệnh như: nấm tai, viêm tai ngoài cấp tính, ký sinh trùng trong tai, mụn mủ, mụn đầu đen và mụn nhọt.
Bà Kelly cho biết thêm: "Điều may mắn là vấn đề trên tai không liên quan đến các bệnh như: cúm, vi-rút viêm dạ dày-ruột, hoặc cảm lạnh thông thường."
Tuy nhiên, để tránh các vấn đề có thể xảy ra, bạn vẫn nên thường xuyên khử trùng và hạn chế sử dụng chung tai nghe.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Cảnh giác biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm tai giữa ở trẻ
- Làm gì để "tạm biệt" nhiễm trùng nấm men trong âm đạo?
- Trẻ được bú sữa mẹ giảm nguy cơ nhiễm trùng tai mũi họng sau sinh
- Bé sơ sinh suýt chết vì nhiễm trùng uốn ván cuống rốn
- 70% nữ giới bị suy giãn tĩnh mạch chân: Đừng bỏ lỡ 5 giải pháp tiết kiệm và an toàn này
- Mẹ bỉm sữa được lợi gì nếu dùng nước muối sinh lý đơn liều để vệ sinh mắt mũi cho trẻ
- 4 loại thảo dược hỗ trợ đắc lực cho bệnh giãn tĩnh mạch chân
- Thảo dược quý từ Pháp khắc tinh của bệnh giãn tĩnh mạch sâu chi dưới
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua