Ca sinh hiếm có: Mẹ sinh con gái sau 7 năm mãn kinh
Đứa bé chào đời khỏe mạnh vào tháng 1.2017. Đây được xem là một ca sinh hiếm có trên thế giới.
Mặc dù đứa bé chào đời vào tháng 1.2017, tuy nhiên ngày 20.9.2017, nhiều báo ở Anh mới đồng loạt đăng thông tin này.
Ban đầu, bà Morten cảm thấy không khỏe và tình trạng này kéo dài suốt hàng tháng trời. Bà tìm đến bệnh viện khám. Các bác sĩ nghi ngờ có thể Morten bị mắc ung thư buồng trứng, theo The Independent.
Tuy nhiên, họ sau đó phát hiện thật ra bà đang mang thai. Thai nhi đã được 3 tháng tuổi. Vài tháng sau, Morten đã sinh con tại Bệnh viện Hoàng gia Berkshire ở thị trấn Reading, hạt Berkshire của Anh. Đó là một bé gái nặng 3,5 kg. Em được bố mẹ đặt tên là Molly.
Trước đó, hai vợ chồng bà Morten (47 tuổi), và ông Neil (52 tuổi) kết hôn vào năm 2003 ở Jamaica. Kể từ đó, họ luôn tìm mọi cách để có con nhưng bất thành, đến năm 2010 thì bà Morten mãn kinh. Trong gần 14 năm chung sống, họ đã 3 lần đi thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Tổng cộng, cặp vợ chồng đã chi hơn 27.000 USD (khoảng 620 triệu đồng) cho mơ ước có con. Cuối cùng, khi đã từ bỏ hy vọng và chấp nhận tìm con nuôi thì mọi thứ bỗng lóe sáng.
Sau nhiều tháng bị chuột rút thường xuyên và bị co thắt dạ dày, bà Morten đến khám bác sĩ. Bác sĩ cảnh báo trước rằng tình trạng bệnh có thể sẽ khá tồi tệ, theo The Sun.
Tuy nhiên, khi khám bệnh hoàn tất, bác sĩ khẳng định Morten không bị ung thư buồng trứng mà trái lại còn đang mang thai. “Bác sĩ nhìn vào màn hình siêu âm bụng của tôi và nói buồng trứng vẫn ổn nhưng yêu cầu tôi hãy nhìn vào điều này. Tôi nhìn vào màn hình và thấy một đứa trẻ. Tôi kinh ngạc và tự hỏi đây có phải là bụng của mình”, bà Morten kể lại.
Niềm vui này đã khiến ông Neil vỡ òa. Ông dẫn vợ trở lại bệnh viện khám một lần nữa vào ngày hôm sau. Kết quả xác định được giới tính của đứa trẻ, đó là một bé gái.
Các bác sĩ cho rằng bà Morten thụ thai được là nhờ tác dụng của HRT, một loại thuốc giúp giảm các triệu chứng của mãn kinh. Điều này có nghĩa là bà Morten mang thai một cách tự nhiên chứ không phải là nhờ các biện pháp giúp thụ thai như thụ tinh nhân tạo hay thụ tinh trong ống nghiệm. Đây được xem là hiện tượng rất hiếm khi xuất hiện ở những phụ nữ từ 50 tuổi trở lên, theo The Independent.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Nguy hiểm hay không khi bị chảy máu thời mãn kinh?
- Vì sao chị em chưa mãn kinh vẫn mắc chứng teo âm đạo?
- 16 dấu hiệu mãn kinh chị em cần chú ý
- 7 loại thực phẩm giàu estrogen phụ nữ nên ăn trong thời kỳ mãn kinh
- Những thực phẩm tốt cho phụ nữ tuổi mãn kinh
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua